4 Mẫu Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày Mau Hết Bệnh

thực đơn cho người đau dạ dày - TITALI D-Medic

Thực đơn các bữa ăn hằng ngày là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mỗi gia đình. Điều đó còn đáng được chú ý hơn nữa đối với những ai đã và đang có những biểu hiện của đau dạ dày. Vậy thì, thực đơn cho người đau dạ dày được thiết lập hợp lý và kỹ lưỡng như thế nào? Sau đây, mời bạn cùng tham khảo mẫu thực đơn cho người đau dạ dày mà Dược D-Medic gợi ý

thực đơn cho người đau dạ dày - TITALI D-Medic
4 mẫu thực đơn cho người đau dạ dày – TITALI D-Medic

Thực đơn cho người đau dạ dày nên được chia thành những bữa ăn nhỏ, từ 4-5 bữa để giảm tải thời gian làm việc cho dạ dày. Chia nhỏ bữa ăn cũng đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả ngày hoạt động.

Thực đơn gồm có 3 bữa chính, từ 1-2 bữa phụ. Nên ăn đúng giờ, ăn vừa đủ không quá no, nhai kỹ sẽ hỗ trợ bệnh đau dạ dày nhanh chóng thuyên giảm.

Bữa sáng cho người đau dạ dày cực kỳ quan trọng. Vì sau một giấc ngủ dài, cơ thể cần tiếp thêm năng lượng để giúp khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Sau một đêm, dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị để tiếp tục tiêu hóa.

  • Uống một ly nước lọc ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy giúp làm loãng dịch vị trong dạ dày. Không nên uống sữa vào buổi sáng khi bụng rỗng.
  • Khi ăn sáng, lượng thức ăn sẽ làm trung hòa axit dịch vị có trong dạ dày. Giảm tình trạng dư thừa acid dẫn đến các triệu chứng viêm loét dạ dày, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Bữa sáng cho người đau dạ dày nên được chế biến thành các món cháo, súp,…với tác dụng dễ tiêu hóa, hấp thụ tốt.
  • Các món được khuyên dùng gồm: Cháo thịt bằm, súp lơ xanh, súp bí đao, cháo cá, cúp tôm

Bữa trưa quan trọng không kém so với bữa sáng. Cơ thể cần bổ sung thêm năng lượng sau khi đã dùng hết năng lượng từ bữa sáng, để có thể làm việc hiệu quả vào buổi chiều.

  • Tránh tình trạng bỏ ăn trưa, dịch vị dạ dày sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Bỏ ăn trưa cũng khiến bạn ăn bù vào buổi tối, điều đó khiến cho dạ dày bị áp lực, gây khó tiêu, đầy bụng,…
  • Bữa trưa nên tránh thức ăn dầu mỡ, chiên xào. Ưu tiên thức ăn mềm, có nhiều năng lượng.
  • Các món gợi ý trong bữa trưa: thịt và trứng luộc, rau xào, rau luộc, cá hấp, tàu hủ sốt cà, heo sốt cà, trứng vịt chiên, bí luộc, tàu hủ và bí đao luộc, canh cà rốt khoai tây thịt bằm…

Nên có khoảng 1-2 bữa ăn phụ để bổ sung thêm cho các bữa chính. Đây là những bữa ăn chia nhỏ để giảm tải cho dạ dày vào bữa chính và bổ sung dinh dưỡng cân bằng cho cả ngày.

  • Bữa phụ có thể ăn vào các khung giờ như 9-10h sáng và 3-4h chiều.
  • Bữa phụ nên ăn nhẹ như: một ít trái cây, sữa chua, khoai lang luộc,…
  • Không nên ăn trái cây có vị quá chua như cam, chanh, quýt, bưởi, dứa,..
  • Bổ sung những thức uống có lợi cho dạ dày như trà hoa cúc, trà gừng, nước cốt nghệ bồ công anh,…

Bữa tối có thể không ăn nhiều, nhưng đây là bữa chính cần phải có và không được bỏ bữa.

  • Buổi tối hệ tiêu hóa vẫn tiết axit dạ dày. Nếu không ăn tối sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Bỏ bữa tối có thể kéo theo nhiều căn bệnh về đường huyết, tăng cân, căng thẳng, mệt mỏi…
  • Thực đơn buổi tối ưu tiên những món mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa như cháo, canh hầm, súp,..

 

  • Bữa sáng: Súp tôm, 1 trái táo, 1 nước ép trái cây
  • Bữa trưa: Cơm mềm, đậu bắp luộc, canh cà rốt khoai tây thịt bằm
  • Bữa phụ: Một ly chè hay bánh mềm, nước cốt nghệ bồ công anh
  • Bữa tối: Cơm mềm, súp lơ xanh luộc, thịt băm hấp trứng gà
  • Bữa sáng Súp bí đao, cơm mềm, 1 ly nước lọc
  • Bữa trưa: Cơm mềm, cá hấp, trứng vịt chiên, bí luộc
  • Bữa phụ: Trà bạc hà, ăn một ít trái cây như bơ, dưa hấu, thanh long
  • Bữa tối: Cơm mềm, canh củ dền hầm xương, bông cải luộc
  • Bữa sáng: Cháo cá, 1 ly nước lọc
  • Bữa trưa: Cơm mềm, rau luộc, gà nấu nấm, 1 ly nước trái cây
  • Bữa phụ: 1 ly chè đậu đen, một ít trái cây
  • Bữa tối: Cơm mềm, rau mồng tơi luộc, tôm hấp bỏ vỏ
  • Bữa sáng: Súp bông cải xanh, 1 ly nước lọc, một miếng đu đủ chín
  • Bữa trưa: Cơm mềm, rau luộc, cá lóc hấp, một ly nước trái cây.
  • Bữa xế: Trà gừng, vài lát bánh mì nâu mềm
  • Bữa tối: Cơm mềm, gà kho gừng, canh bí hầm

 

  • Người đau dạ dày nên ăn uống có phương pháp và khoa học, ăn đúng giờ và đầy đủ các bữa ăn.
  • Bữa phụ bạn có thể tùy chỉnh thành bữa nhỏ của bữa chính, hoặc là dùng các món nhẹ tráng miệng, các thức uống có lợi cho dạ dày.
  • Luôn uống một ly nước ấm sau khi thức dậy.
  • Không được uống sữa khi bụng rỗng, chỉ nên uống sau khi đã ăn nhẹ
  • Có thể sử dụng sữa chua nhưng với lượng vừa phải.
  • Người bệnh không nên để bụng đói, cũng như tránh tình trạng ăn quá no, tất cả đều có hại đến hệ tiêu hóa và khiến cho bệnh tình trầm trọng.
  • Tránh các loại thức ăn, thức uống có vị quá chua vì sẽ không tốt cho dạ dày. Như giấm, đồ ăn lên men, cam, bưởi,…

 

Trên đây là một số thông tin lưu ý khi thực đơn cho người đau dạ dày mà Dược D-Medic tổng hợp từ những ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng.

Với những chỉ dẫn cụ thể và các mẫu thực đơn hằng ngày dành cho người đau dạ dày. Dược D-Medic mong rằng sẽ giúp cho bạn lên thực đơn cho người bệnh một cách dễ dàng và hợp lý.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi lên thực đơn cho người đau dạ dày, đừng ngần ngại để lại thông tin phía dưới. Dược D-Medic sẽ liên hệ tư vấn cho bạn miễn phí tất cả các ngày trong tuần.

Đánh giá nội dung này nếu bạn thấy giá trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *