Đau Dạ Dày Nên Làm Gì? 9 Điều Nên Làm Khi Đau Dạ Dày

Đau dạ dày nên làm gì - TITALI D-Medic

Đau dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến, mọi triệu chứng của đau dạ dày đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai đau dạ dày cũng biết được những giải pháp đúng đắn để thoát khỏi những cơn đau. Vậy đau dạ dày nên làm gì để giảm cơn đau? Hãy cùng giải đáp với Dược D-Medic qua bài viết sau.

Đau dạ dày nên làm gì - TITALI D-Medic
Đau dạ dày nên làm gì – TITALI D-Medic

Đau dạ dày là lúc niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây nên các cơn đau dai dẳng, dữ dội hoặc âm ỉ khó chịu. Đau dạ dày thường kéo theo những triệu chứng xuất hiện như đau bụng, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu…

Và khi gặp những dấu hiệu ấy, mọi người thường loay hoay tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau chỉ để nhanh chóng “tống khứ” những cơn đau ấy càng nhanh càng tốt. Vậy, đau dạ dày nên làm gì, ăn uống gì tốt với căn bệnh này?

 

Đối với những cơn đau dạ dày mới phát do thói quen sinh hoạt không đúng cách, cơn đau có thể biến mất nếu như chăm sóc dạ dày đúng cách. Đối với những trường hợp viêm loét kéo dài và hay tái phát thường xuyên phải đối mặt với cơn đau kéo dài. Vì thế, nắm được thông tin đau dạ dày nên làm gì giúp làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng.

 

Vị trí của bao tử (dạ dày) nằm ở phía bên trái khoang bụng. Vì vậy, đau dạ dày nằm nghiêng bên trái khiến dịch dạ dày sẽ dễ trào ngược lên thực quản, gây tình trạng viêm loét. Ngoài ra, đau dạ dày nằm hướng sang trái sẽ có nguy cơ tăng áp lực hơn cho dạ dày, khiến cơn đau sẽ trở nên nặng hơn.

Do vậy, đau dạ dày nên làm gì, bạn nên nằm hướng sang phải để tránh áp lực lên dạ dày, giảm nhẹ cơn đau.

 

Đau dạ dày nên làm gì? Đau dạ dày tránh sử dụng chất kích thích như thức uống chứa cồn (rượu, bia…), cà phê, trà đậm. Những thức uống này sẽ tạo thêm áp lực cho dạ dày, khiến những cơn đau trầm trọng hơn.

Thuốc lá: chứa các chất độc hại như nicotine và carbon monoxide, có thể làm tăng tiết axit và làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới và dạ dày. Tình trạng này dễ khiến axit tấn công và gây trào ngược thực quản. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.

Cà phê: Chứa axit chlorogenic, caffein và tannin, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng tiết dịch vị, dẫn đến đau bụng, ợ chua, nặng hơn là viêm loét.

Trà đặc: Chứa quá nhiều theophylline, caffein, có thể dẫn đến tăng tiết axit, kích thích niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét, đau dạ dày.

Rượu, bia: Gây viêm loét dạ dày hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn. Phá hủy lớp bảo vệ thành dạ dày và tăng tiết axit, gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau rát vùng bụng trên.

 

Đau dạ dày nên làm gì? Massage bụng hoặc dùng túi chườm ấm là một cách hữu dụng giúp làm dịu cơn đau dạ dày tạm thời. Giúp lưu thông máu, giảm co bóp dạ dày khiến những cơn đau thắt được xoa dịu.

 

Khi gặp tình trạng đau dạ dày, cơ thể gặp tình trạng tiêu chảy hay nôn là điều dễ gặp, khiến cơ thể ta bị mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, không chỉ lượng dịch trong cơ thể thiếu hụt và sự cân bằng cơ thể cũng bị giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác và nhanh nhẹn của hệ thần kinh.

Nước điện giải ion kiềm có độ pH kiềm, giúp trung hòa axit và giúp phục hồi độ pH trong dạ dày về mức sinh lý bình thường. Ngoài ra, trong nước còn có H (ion hydro) có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn. Các phân tử nước nhỏ hơn nên giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong dạ dày như một dung môi, giúp tế bào dạ dày bớt yếu hơn.

Bạn có thể bổ sung nước thông qua việc uống nước điện giải hàng ngày hoặc ăn nhiều trái cây có chứa chất điện giải tự nhiên để bổ sung nước cho cơ thể.

 

Thành phần kiềm có trong nha đam còn có thể trung hòa axit dịch vị và giảm tiết dịch vị. Do đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, nóng rát hay ợ chua do các bệnh lý về dạ dày gây ra. Vì vậy, loại thảo dược này rất thích hợp cho những người bị đau dạ dày.

Rửa sạch nha đam, xay nhuyễn cho thêm đường và uống. Hoặc chế biến nước uống với nha đam.

 

Gừng hay nghệ cũng là những vị thuốc dân gian chuyên dùng để điều trị những chứng bệnh về dạ dày. Hoạt chất chứa trong hai loại thực vật này có đặc tính kháng viêm khá cao, chống oxy hóa mạnh, vì vậy chúng có thể làm giảm cơn đau đáng kể.

Uống 2 thìa bột gừng hoặc tinh bột nghệ với mật ong giúp làm dịu đi cơn đau thắt viêm loét dạ dày nhanh chóng và hiệu quả.

 

Thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dạ dày và sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh những việc làm để cải thiện tình trang đau dạ dày, ta có thể tìm hiểu thêm những loại thực phẩm tốt cho dạ dày như sau:

Chuối:

Đây là loại trái cây từ lâu đã được nhiều người áp dụng trong trường hợp bị đau dạ dày nên làm gì.

Trong chuối có chứa thành phần kali, chất khoáng giúp cải thiện tình trạng mất nước, phục hồi những vấn đề về tiêu chảy, ngoài ra chuối còn cung cấp thêm calo để cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng được khỏe mạnh hơn.

Đu đủ:

Loại thực phẩm thứ hai được nhắc tới này là loại trái cây nhiệt đới rất phổ biến tại nước ta. Nó như một vị thuốc tự nhiên chữa trị những vấn đề khó tiêu cho cơ thể, giảm tình trạng đầy bụng khi bị đau dạ dày.

Thực phẩm chứa men vi sinh:

Những thực phẩm chứa men vi sinh sẽ có lợi rất nhiều cho đường ruột. Các lợi khuẩn có trong sữa chua, buttermilk… sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn. Cải thiện tình trạng tiêu chảy, vì vậy có thể tránh được những tình trạng đau dạ dày từ những loại biến chứng này.

Thức ăn lỏng:

Khi dạ dày đang gặp tình trạng rối loạn, việc tiêu hóa sẽ trở nên trì trệ hơn. Do đó, người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu để dạ dày không làm việc quá mức, gây ra những cơn đau. Những thực phẩm được khuyến khích như: canh, cháo, nước ép trái cây…

 

Bạn cần thư giãn, nghỉ ngơi và hít thở sâu. Cách này sẽ có tác dụng nhanh chóng đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày do căng thẳng, stress.

Khi chuyển động hít thở đúng cách sẽ tác động đến hệ thần kinh và giảm dần mức độ lo lắng. Sự thoải mái, thư giãn và bình tĩnh giúp dạ dày giảm co bóp, giảm tiết dịch vị đồng thời tiết ra chất Endorphins giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả.

 

Đau dạ dày nên làm gì? Đau dạ dày tần suất liên trục trong ngày, kéo dài nhiều ngày liền với các triệu chứng dưới đây thì bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Đau dai dẳng và tái phát
  • Cường độ đau và tần suất tái phát tăng lên theo thời gian
  • Nôn mửa xuất hiện và có xu hướng kéo dài
  • Nôn ra máu
  • Đau dạ dày kèm theo sốt, chóng mặt, khó thở
  • Phân đen, màu đỏ thẫm

Tất cả những trường hợp không biết đau dạ dày nên làm gì, tốt nhất bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn phù hợp. Hoặc có những điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng không mong muốn hay nhầm lẫn cơn đau của những bệnh nguy hiểm khác.

 

Đau dạ dày nên làm gì thì có thể nhiều người đã được nắm thông tin phần nào, nhưng ngược lại, những điều không nên làm khi bị đau dạ dày thì lại rất ít người biết đến.

  • Bạn cần có một lối sống lành mạnh, thói quen sinh hoạt tích cực, không bỏ bữa hoặc ăn khuya.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm cay nóng, thức ăn sẵn.
  • Không nên làm việc quá sức, chịu áp lực căng thẳng trong một thời gian dài.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi gặp tình trạng đau mà chưa có sự đồng ý của y bác sĩ.

 

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về đau dạ dày nên làm gì. Chuẩn bị cho bản thân những kiến thức, tư trang để có thể đối phó với những cơn đau dạ dày cũng là điều cần thiết.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn biết được những điều nên làm và không nên làm để giảm đau nhanh chóng tại nhà. Có thể phòng ngừa bệnh nhờ thói quen lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học, điều độ.

Để nhận được thông tin tư vấn nhanh nhất về vấn đề đau dạ dày nên làm gì, chỉ cần để lại thông tin phía dưới, đội ngũ chuyên gia tại Dược D-Medic sẵn sàng liên hệ tư vấn cho bạn.

5/5 – (2 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *