Hướng Dẫn 4 Cách Dùng Lá Muồng Trâu Trị Vảy Nến

lá muồng trâu trị vảy nến

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu mạn tính gây khó chịu cho người bệnh. Việc điều trị bằng biện pháp Tây y chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không điều trị dứt điểm bệnh. Chính vì vậy, phương pháp điều trị bằng Đông y hay các liệu pháp dân gian đang được nhiều người hướng đến. Trong đó có bài thuốc sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến có hiệu quả tương đối cao. Cùng D-Medic tìm hiểu về bài thuốc này nhé.

lá muồng trâu trị vảy nến
Lá muồng trâu trị vảy nến hiệu quả không?

Muồng trâu là loại cây thường thấy ở các tỉnh khu vực miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế… Với hình thái bên ngoài dạng gỗ đứng cao từ 1,5 đến 3m và có thân mềm.

Từ lâu dân gian đã truyền tải kinh nghiệm sử dụng cây muồng trâu như một vị thuốc trị những căn bệnh liên quan đến da liễu. Theo y học cổ truyền, loại cây này sẽ có vị đắng, cay và có một chút hắc nhẹ. Điểm đặc biệt đó chính là tất cả các bộ phân của cây muồng trâu từ lá, quả, thân và thậm chí là cành đều có thể bào chế làm thuốc.

Theo những nghiên cứu và phân tích, bên trong hạt của quả muồng trâu có chứa tới 15% những chất quan trọng cho cơ thể người như Ca, Na, Mg, Mn. Phần lá và quả có chứa lượng lớn anthraquinon và phẫn rễ cây chứa dẫn xuất của steroid, một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị những bệnh da liễu.

Lá muồng trâu chứa nhiều tinh chất quý có tác dụng sát trùng, giải nhiệt, lợi tiểu và nhuận tràng. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giảm ngứa, giảm đau cực hiệu quả. Chính vì vậy, muồng trâu được dùng nhiều trong các trường hợp chống viêm và tiêu độc.

Bài thuốc sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến được giới bác sĩ đông y đánh giá cao về hiệu quả. Thành phần Anthraquinones có trong cây hỗ trợ kiểm soát triệu chứng ngứa điển hình trên da bệnh nhân vảy nến, lang ben, nấm ngứa. Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn hình thành các vùng nhiễm trùng da.

Ngoài ra, cây muồng trâu còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp chữa lành tổn thương trên da nhanh chóng. Nhờ vậy mà bệnh nhân vảy nến sử dụng đều đặn nguồn dược liệu này trong thời gian ngắn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng. Lá muồng trâu trị vảy nến là bài thuốc trị vảy nến tại nhà đơn giản, ưu hiệu nhất mà bác sĩ chuyên gia khuyên bệnh nhân nên áp dụng.

Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng bởi những ưu điểm sau:

  • Tiện lợi, tiết kiệm chi phí: Muồng trâu là thảo mộc mọc hoang dại quanh vườn nhà, rất dễ tìm kiếm hoặc mua ở chợ, các địa chỉ cung cấp thảo dược.
  • An toàn: Thảo dược hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại hay dư lượng thuốc trừ sâu nên vô cùng an toàn với sức khỏe người dùng. Các hoạt chất có trong cây thảo mộc có thể phát huy hết tác dụng nhằm điều trị triệt để bệnh vảy nến.
  • Hiếm gặp tác dụng phụ: Muồng trâu là thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính và ít có tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Do vậy, dược liệu này có thể sử dụng trong thời gian dài.

Để sử dụng lá muồng trâu điều trị vảy nến, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây. Tùy thuộc vào cơ địa và tính hấp thu của mỗi người mà hiệu quả tác động cũng có đôi chút khác biệt.

Chuẩn bị: 

  • 1 nắm lá muồng trâu. Rửa sạch và ngâm qua nước muối. Rửa lại với nước sạch.
  • 1 hộp cao bôi thảo dược Medi Skin.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Giã nát lá muồng trâu, hoặc xay ra lấy nước cốt của lá.
  • Bước 2: Bôi nước lá muồng trâu lên vùng da bị vảy nến đã vệ sinh da sạch sẽ.
  • Bước 3: Chờ vùng da khô. Sau đó bôi cao bôi Medi Skin lên các vùng da vảy nến. Sau đó bôi lan rộng ra các vùng xung quanh
  • Bước 4: Thực hiện ngày 2 lần, sáng và chiều tối sau khi tắm.

Cách thức chuẩn bị rất đơn giản:

  • Hái một lượng vừa đủ lá và ngọn của cây muồng trâu rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 5 phút để loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vớt ra để ráo nước rồi giã nát và vắt lấy nước cốt;
  • Trộn phần nước cốt cây muồng trâu với kem trị lác KenTax với tỷ lệ ⅓ kem và ⅔ nước lá;
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, lau khô và thoa đều hỗn hợp trên lên da. Chờ hỗn hợp khô trong vòng 15 – 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Bệnh nhân có thể sử dụng thay thế KenTax bằng một số loại thuốc có hiệu quả tương tự như Kedermfa Cream, Butenafine,… Bài thuốc lá muồng trâu trị vảy nến này rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian nên bệnh nhân dễ dàng thực hiện hằng ngày. Chỉ ngưng sử dụng khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.

Lưu ý, trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá tác động của các chất có trong muồng trâu đối với các loại thuốc khác làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Bài thuốc sử dụng nước lá muồng trâu trị vảy nến có tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả. Các bước chuẩn bị bài thuốc rất đơn giản:

  • Lấy một lượng vừa đủ lá cây muồng trâu đem rửa sạch và ngâm sơ với nước muối pha loãng;
  • Xay nhuyễn thảo dược với 1 cốc nước ấm rồi lọc lấy nước và nấu đến khi phần nước này sệt lại;
  • Chờ đến khi nước nguội thì thoa đều hỗn hợp này lên vùng da chịu tổn thương bởi vảy nến.
  • Sử dụng hỗn hợp thoa liên tục 3 – 4/ngày, áp dụng trong vòng 2 – 3 tuần để cải thiện triệu chứng ngứa, khô, nứt nẻ trên da nhanh chóng.

Sử dụng nước lá muồng trâu để tắm cũng là cách xoa dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu cực hiệu quả dành cho người bị vảy nến. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá muồng trầu đem rửa sạch bằng nước muối;
  • Vò nát phần lá trên và cho vào ấm đun cùng 1 lít nước;
  • Cho nước sôi kỹ trong vòng 2 – 3 phút thì đổ thêm một ít muối rồi khuấy tan;
  • Cuối cùng, pha thêm nước để hạ nhiệt và tắm.

Bệnh nhân nên áp dụng bài thuốc tắm này thường xuyên để giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, thời gian tắm chỉ nên giới hạn từ 5 – 10 phút để đảm bảo sức khỏe người bệnh.

Lưu ý, khi tắm không nên chà xát hay gãi quá nhiều tránh gây trầy xước da dẫn đến nhiễm trùng da. Nước tắm nên giữ độ ấm vừa phải để không gây tổn thương bề mặt da, khô da hay kích ứng da khiến vảy nến bùng phát nặng hơn. Sau khi tắm nên sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.

Sử dụng lá muồng trâu trị vảy nến bằng cách hãm trà uống cũng có hiệu quả rất tốt:

  • Người dùng sử dụng 5 – 20 gram quả muồng trâu đã phơi khô và cuống lá bỏ hạt, rửa sạch;
  • Cho lượng quả đã chuẩn bị vào bình thủy tinh cùng 1 lít nước sôi và hãm trong vòng 20 phút.
  • Sử dụng đều đặn 1 tách trà/tối để kiểm soát tình trạng ngứa da và ngăn chặn tình trạng dị ứng tái phát.

Lá muồng trâu trị vảy nến tuy là bài thuốc an toàn, hiệu quả chữa bệnh cao nhưng bệnh nhân cũng cần cẩn trọng khi sử dụng. Một vài điều lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc như:

  • Lá muồng trâu trị bệnh chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất ở người bệnh có triệu chứng nhẹ, chưa xảy ra biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần đến thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên môn để được hỗ trợ điều trị;
  • Không nên sử dụng thuốc trong thời gian quá dài dễ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể;
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng lá muồng trâu để điều trị vảy nến;
  • Người đang bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy không nên áp dụng phương pháp điều trị này.

Trên đây là thông tin về bài thuốc lá muồng trâu trị vảy nến mà D-MEDIC muốn chia sẻ với bệnh nhân. Mọi thông tin thắc mắc khác, bệnh nhân vui lòng để lại thông tin bên dưới phần comment để đội ngũ y tế liên hệ tư vấn nhé! Chúc bạn thoát khỏi khó chịu, đau đớn do bệnh vảy nến mang lại.

5/5 – (5 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *