Vảy Nến Móng Tay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

vảy nến móng tay - cách trị - nguyên nhân

Vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường xuất hiện ở những người có tiền sử mắc bệnh vảy nến. Bệnh tuy không nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng lại gây nên khá nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, hãy cùng D-MEDIC tìm hiểu thông tin dưới đây.

vảy nến móng tay - cách trị - nguyên nhân
Vảy nến móng tay – Nguyên nhân và cách trị thế nào?

Đầu tiên, cần phải khẳng định rằng, vảy nến móng tay là bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở người bệnh, nhất là người có tiền sử bệnh vảy nến. Bệnh có xu hướng tái đi, tái lại nhiều lần trong vòng đời của người bệnh, ảnh hưởng đến da, móng tay, chân, khớp.

Các thống kê mới đây cho thấy, có đến 95% bệnh nhân bị vảy nến móng tay gặp các vấn đề về da khác. 10-55% số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cũng phải đối mặt với tình trạng bệnh xuất hiện ở móng. Chưa kể, có đến 80% số người bị vảy nến sẽ mắc phải vảy nến ở móng tay. 10% số người bị vảy nến cũng gặp phải bệnh viêm khớp vảy nến. 53-86% bệnh nhân viêm khớp vảy nến mắc vảy nến móng tay với triệu chứng phổ biến nhất là rỗ.

Nguyên nhân bị vảy nến móng tay của bệnh vảy nến móng tay vẫn còn là một ẩn số và chưa được xác định nguồn gốc gây bệnh một cách chính xác. Tuy nhiên theo nhận định của những bác sĩ kinh nghiệm thì một số yếu tố có khả năng gây bệnh hay thúc đẩy quá trình phát bệnh như là:

  • Hệ miễn dịch suy yếu;
  • Môi trường sống ô nhiễm, bệnh nhân thường phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại;
  • Người thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, làm việc stress kéo dài;
  • Tiền sử từng bị bệnh liên quan đến móng nhưng chưa chữa trị tận gốc
  • Gia đình từng có người mắc bệnh vảy nến móng tay thì khả năng mắc bệnh của những thế hệ kế cận cũng cao gấp nhiều lần người bình thường.

Triệu chứng của căn bệnh này sẽ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau tùy theo sự tiến triển của bệnh từ nhẹ đến nặng.

Thường thì người bệnh vẫn chưa nhận ra mình mắc phải bệnh vảy nến móng tay ở giai đoạn này, bởi vì những triệu chứng ở giai đoạn này khá mờ nhạt. Cụ thể, phần móng tay bệnh nhân sẽ dần chuyển sang màu vàng hoặc xanh, cùng với đó một số đốm trắng nhỏ sẽ xuất hiện quanh vùng dưới móng tay.

Những triệu chứng dần dần lộ rõ hơn khi mà móng tay của người bệnh sẽ bắt đầu biến dạng và có những vết lằn, vết nứt màu nâu sẫm. Tùy vào thể trạng bệnh mà những biểu hiện này cũng sẽ biểu hiện bằng những mức độ khác nhau.

Đây là lúc mà người bệnh bắt đầu cảm thấy đau đớn, các lớp vảy trắng dần hình thành ở vị trí mà những đốm trắng đã xuất hiện trước đó. Những phần móng tay bị bong ra khỏi móng sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn sinh sôi khiến móng tay sưng lên một cách bất thường, tạo cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Phần vảy sẽ bắt đầu chảy máu nghiêm trọng, móng tay gần như đã bị biến dạng và khó có thể khôi phục về như ban đầu. Người bệnh khi tác động nhẹ vào phần bị sưng lên sẽ vô cùng đau đớn hay thậm chí là bị bong tróc móng.

Với những người phát hiện mình bị bệnh vảy nến móng tay từ sớm, khi mà bệnh đang còn ở giai đoạn nhẹ thì việc sử dụng thuốc bôi được cho là hiệu quả nhất. Một số loại thuốc mà bạn nên lựa chọn như là:

  • Corticosteroid;
  • Tazarotene;
  • Calcipotriol;
  • Tacrolimus.

Khi mà bệnh đã trở nặng và bắt đầu có dấu hiệu sưng mủ, đau nhức, người bệnh sẽ được các bác sĩ cấp toa thuốc điều trị bệnh vảy nến móng tay. Những toa thuốc uống này không chỉ có tác dụng chữa vảy nến ở khu vực móng tay bạn và sẽ tác dụng toàn thân. Một số cái tên mà các bác sĩ thường kê toa cho bạn khi đi khám bệnh này là:

  • Methotrexate;
  • Retinoids;
  • Cyclosporine.

Nguồn gốc chung của những bệnh vẩy nến đều xuất phát từ nấm, vậy nên những người hợp bệnh nặng các bác sĩ sẽ bổ sung thêm những đơn thuốc diệt trừ nấm trong toa thuốc của bạn. Tuy nhiên những loại thuốc này sẽ chỉ áp dụng đối với những người bệnh vảy móng tay nặng, bởi vì khi uống sẽ có một số tác dụng phụ như dị ứng hay ảnh hưởng đến gan.

Quang trị liệu được cho là phương pháp tốt nhất đối với những bệnh nhân nhẹ hoặc mới khởi phát. Bác sĩ chuyên khoa tiến hành rọi đèn cực tím vào vị trí bệnh để chữa vảy nến móng. Tia cực tím tiêu diệt các thành phần vi khuẩn gây viêm, hỗ trợ tái tạo tế bào da mới và hỗ trợ hồi phục tình trạng bình thường của móng tay. Nhược điểm của phương pháp này là việc sử dụng tia cực tím A làm gia tăng nguy cơ ung thư da ở người bệnh. Chính vì vậy, biện pháp này vẫn được cân nhắc cẩn thận trước khi áp dụng với bệnh nhân.

Vảy nến móng tay là bệnh viêm nhiễm mãn tính ngoài da thường gặp ở người có tiền sử bệnh vảy nến. Trong Đông y, người ta nhận diện vảy nến móng tay là do sự rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, suy giảm chính khí. Từ đó, khi có tác nhân bên ngoài tác động sẽ dễ gây tổn thương, làm rối loạn chức năng các cơ quan và gây ra bệnh.

Sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh có tác dụng đánh bay tận gốc nguồn cơn gây bệnh, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sinh lực cơ thể. Từ đó, giúp giảm thiểu, đẩy lùi bệnh an toàn, hiệu quả nhất. Bộ sản phẩm thuốc đặc trị nấm da Medi Skin là một ví dụ điển hình như thế.

Thành phần trong bộ sản phẩm được chế xuất hoàn toàn từ thiên nhiên theo công y gia truyền độc quyền. Medi Skin được quý khách hàng tin dùng trong suốt thời gian dài nhờ tác dụng nhanh, ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả. Bộ sản phẩm trị vảy nến móng tay gồm ba món cơ bản:

  • Thuốc đặc trị nấm da Medi Skin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da, đào thải độc tố, làm xẹ mụn nước, đào thải bào tử nấm. Đồng thời kích thích tế bào sản sinh eslatin hỗ trợ làm lành da nhanh chóng, hình thành kháng thể bảo vệ da;
  • Thuốc uống Medi Plus đóng vai trò giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng của người dùng đối với nguyên nhân gây bệnh;
  • Cao bôi Medi Skin chứa các thành phần an toàn từ thiên nhiên như dầu dừa, kinh phấn, kim ngân hòa, sáp ong hỗ trợ làm dịu da, kháng viêm, hỗ trợ làm lành da hiệu quả.

Điều trị bệnh vảy nến móng tay nói riêng, vảy nến nói chung là câu chuyện dài dai dẳng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bệnh tái phát nhiều lần, bệnh nhân cần biết cách phòng ngừa và chăm sóc móng hiệu quả. Theo đó:

  • Cần thường xuyên cắt móng, vệ sinh móng sạch sẽ bên trong, ngoài và các kẽ móng. Việc này cực kỳ cần thiết nhằm ngăn ngừa vi khuẩn hay nấm gây bệnh xâm nhập;
  • Khi vệ sinh dọn dẹp nhà cửa, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại lâu ngày cần có biện pháp đeo găng tay bảo vệ;
  • Nếu bệnh nhân xuất hiện biểu hiện khởi phát bệnh vảy nến đầu ngón tay, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da, loại bỏ tế bào chết tại chỗ. Bằng cách này, tình trạng khô da, bong tróc da, nứt vỡ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều;
  • Bệnh nhân kết hợp điều trị và duy trì chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng nhóm thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, kẽm, beta, carotene, folate có trong cà rốt, cá hồi để phục hồi, sản sinh tế bào mới và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng;
  • Bệnh nhân chú ý rèn luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và không để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến bệnh vảy nến móng tay mà D-MEDIC muốn mang đến cho bạn. Điều trị bệnh vảy nến là câu chuyện dài và cần được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin khác, hãy để lại thông tin bên dưới, D-MEDIC sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn.

5/5 – (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *