Đau dạ dày buồn nôn là một triệu chứng phổ biến ở những người có bệnh lý dạ dày nặng: viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày. Đây là hệ quả của việc căng thẳng kéo dài, thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Vậy, nguyên nhân chính và cách xử lý bệnh này ra sao, hãy cùng Dược D-Medic làm rõ qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn
1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là trường hợp phổ biến làm dạ dày khó chịu buồn nôn. Bệnh lý này ngoài việc làm xảy ra hiện tượng đau dạ dày buồn nôn, người bệnh sẽ còn bị đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… Nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, sụt cân, mệt mỏi.
2. Ngộ độc thực phẩm
Những độc tố, tác nhân gây nhiễm trùng có trong thức ăn nhiễm khuẩn có thể gây tăng nhu động đường ruột, dẫn đến những triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng dữ dội.
Trong trường hợp người bị mắc ngộ độc thực phẩm, cơ thể có thể bị tụt huyết áp, đi ngoài ra máu, khó thở, mất nước…
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là tình trạng dịch vị từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản, khoang miệng do việc tăng tiết axit, rối loạn chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Thường gây ra những cơn đau vùng thượng vị kèm buồn nôn đau dạ dày, nóng rát cổ ngực, vùng họng, khó tiêu…
4. Dấu hiệu của mang thai
Một nguyên nhân của đau dạ dày buồn nôn ít ai nghĩ tới là bởi dấu hiệu quả mang thai. Trên thực tế, hormone của thai kỳ đột ngột tăng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thần kinh, hoạt động của co bóp dạ dày, nhu động ruột. Do vậy, trong thời gian mới thụ thai, bạn có thể bắt gặp những triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, chán ăn, táo bón,…
Một số triệu chứng kèm theo
- Dạ dày đau hoặc khó chịu
- Nôn khan
- Mất nước nhẹ
- Đau bụng khó chịu, đi ngoài kèm buồn nôn
- Đầy bụng khó tiêu
- Chán ăn
- Xót bụng
Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?
Đau dạ dày buồn nôn gây mất nước, chóng mặt, suy nhược cơ thể. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Nếu tình trạng này xảy ra do những thói quen ăn uống, căng thẳng thì người bệnh có thể điều chỉnh bằng thay đổi lối sống, sinh hoạt.
Các trường hợp bị dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm, khi có các triệu chứng cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
Hơn hết, đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm tiềm tàng nào đó. Vì thế ở bất cứ trường hợp nào, khi xuất hiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn, bạn không nên chủ quan và cần tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Cách xử lý tình trạng đau dạ dày buồn nôn
4.1. Sử dụng thuốc Tây
Khi được thăm khám và chẩn đoán điều trị, bạn sẽ có thể được kê một số loại thuốc để giảm đau cũng như khắc phục được triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên cần có sự chỉ định từ bác sĩ sau khi đã qua thăm khám. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng.
Một số loại thuốc có thể được kê gồm: thuốc Nizatidine, Famotidine (Pepcid), Omeprazole, Esopremazole, Cimetidin, Famotidin, thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế vi khuẩn HP như: Kháng sinh Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin, Metronidazol…
4.2. Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày buồn nôn
Một số bài thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng gồm:
- Bài thuốc 1: Đinh hương, gừng khô, ngô thù du, sa nhân, cam thảo, hoàng quyết, nhân sâm, quan quế, sơn khương.
- Bài thuốc 2: Bằng kỳ, thảo linh chi, đương quy, đào hạch nhân, cam thảo, mạt trích hoa, hương phụ, lộc cửu, xuyên xích thước.
- Bài thuốc 3: Bạch thược, sài hồ, chích thảo, đường quất, hương phụ, tang ký sinh.
- Bài thuốc 4: Thược dược, đương quy, sinh cam thảo, sơn khương, sài hồ, phục linh, mã thuật.
Các bài thuốc trên chỉ là tham khảo. Người bệnh cần được thăm khám trước khi sử dụng, cũng như đến những cơ sở Đông y uy tín để được kê đơn đúng và phù hợp.
4.3. Cải thiện triệu chứng từ những mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian được sử dụng để khắc phục các triệu chứng hiệu quả. Một số mẹo bạn có thể tham khảo như sau:
Sử dụng nước muối ấm
Người bệnh sử dụng muối pha cùng với nước ấm và uống. Các Natri Cacbonat có ở trong muối sẽ có thể làm giảm lượng Axit Clohydric. Giúp giảm các cơn trào ngược dạ dày cũng như tình trạng buồn nôn.
Gừng
Gừng được biết đến với nhiều công dụng hỗ trợ chữa đau dạ dày. Đây là loại thực vật có tính ấm, giúp giảm tình trạng đau nhức và buồn nôn. Bạn chỉ cần cắt gừng ra thành từng lát mỏng, nấu chung với nước cho sôi và sử dụng khi nước còn ấm.
Bạc hà
Thành phần có trong bạc hà chứa nhiều tinh dầu. Chúng không chỉ giúp sát trùng, kháng khuẩn mà còn làm cho tinh thần trở nên thoải mái hơn. Người bệnh chỉ cần nhai một ít lá bạc hà sẽ có thể cải thiện được tình trạng đau dạ dày buồn nôn.
Tinh bột nghệ mật ong
Nhờ hoạt chất curcumin có trong nghệ và thành phần kháng sinh chứa trong mật ong. Khi kết hợp lại với nhau tạo thành một hỗn hợp, vừa dễ uống lại giúp bạn giảm được tình trạng đau dạ dày buồn nôn hiệu quả.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều giờ trong ngày để bao tử có thể tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Thức ăn sẽ không bị ứ đọng lại trong dạ dày, tránh gây cảm giác buồn nôn cho người bệnh. Ngoài ra, có một số lưu ý sau:
- Chỉ ăn thức ăn mềm như: cháo, canh để dễ tiêu hóa
- Không ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán vì chúng khó tiêu, tạo áp lực cho dạ dày.
- Không ăn đồ ăn cay, có gia vị mạnh gây kích thích dạ dày gây buồn nôn.
Tổng kết
Đau dạ dày buồn nôn là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác nhau. Việc hiểu rõ được nguyên nhân cũng như cách xử lý sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được một số cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau dạ dày buồn nôn kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đến những cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.
Nếu có thắc mắc muốn giải đáp, bạn có thể để lại thông tin phía dưới, đội ngũ chuyên viên của Dược D-Medic sẽ liên hệ và giải đáp cho bạn nhanh nhất.