Viêm Khớp Có Mấy Loại? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Đối Tượng Mắc Bệnh

Bệnh viêm khớp TITALI - Duoc D-Medic

Viêm khớp là căn bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi từ người trẻ tuổi đến những người cao tuổi. Bệnh lý thường xảy ra quanh năm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa của năm. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh viêm khớp là rất quan trọng và vô cùng cấp thiết. Hãy cùng Dược D-Medic tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm nhanh các cơn đau nhức, cũng như hạn chế tối đa các biến chứng không đáng có nhé.

Viêm khớp là thuật ngữ chung chỉ khoảng hơn 100 bệnh lý về viêm xương khớp. Gồm viêm khớp thông thường do mòn sụn hay hư hỏng ở phần xương khớp và viêm do các rối loạn hệ miễn dịch gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp (viêm khớp dạng thấp)

Người mắc bệnh này không những đau nhức, khó chịu, mà còn có khả năng đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như mất chức năng vận động, hay mắc các bệnh về tim mạch, teo cơ, biến dạng khớp, …

Bệnh lý này thường gặp nhất ở người trên 65 tuổi lớn tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ người trẻ tuổi mắc các bệnh về khớp đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là ở nữ giới.

Viêm khớp có hai dạng phổ biến nhất là viêm xương khớp thông thường (OA – Osteoarthritis) và viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis).

Thuật ngữ thường dùng là Arthritis, và đã được thay đổi thành thuật ngữ có tính chính xác cao hơn là Osteoarthritis (OA)

Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Gây ra bởi tổn thương tại sụn khớp do tuổi tác hay do chấn thương vận động. Vị trí gây đau nhức chủ yếu ở sụn khớp – đây là lớp mô bao bọc các đầu xương. Chúng có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương trượt lên nhau dễ dàng khi vận động. Các khớp thường bị viêm là các khớp ở bàn tay, cột sống, đầu gối, hông.

Khi bị viêm, các khớp sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc chuyển động. Lâu dần, lớp sụn sẽ trở nên thô ráp và mỏng hơn. Sau đó, chúng bắt đầu hình thành các gai xương và làm thay đổi hình dạng khớp. Thậm chí các khớp xương có thể bị lệch khỏi vị trí bình thường.

Thuật ngữ thường dùng là Rheumatism và đã được thay đổi sang thuật ngữ chính xác hơn là Rheumatoid Arthritis (RA)

Đây là một bệnh khớp tự miễn mạn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp (vị trí tổn thương đầu tiên là bao hoạt dịch của khớp), gây đau và sưng.

Viêm khớp dạng thấp chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, chẳng hạn như khớp ngón tay và ngón tay giữa. Có xu hướng ảnh hưởng đối xứng các khớp ở cả hai bên của cơ thể.

Bệnh lý này thường xảy ra ở người có độ tuổi trung niên từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là ở phụ nữ.

Có khoảng 100 loại viêm khớp tùy vào mức độ cũng như nguyên nhân khác nhau như viêm tại khớp háng, khớp đầu gối, khớp cổ, khớp cổ tay, khớp vai,… Trong đó có một số bệnh lý phổ biến sau:

Khi bị tình trạng viêm cột sống dính khớp, cột sống người bệnh sẽ kém linh hoạt, từ đó dẫn đến tư thế gập người về phía trước do cột sống bị rút ngắn lại. Ngoài ra, những cơ quan khác như mắt cũng có thể bị ảnh hưởng theo.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp ở nam giới cao hơn nữ giới. Bệnh thường gặp ở đối tượng cuối tuổi vị thành niên và đối tượng ở đầu tuổi trưởng thành. Hoặc do gen di truyền thì người trong gia đình sẽ có nguy cơ cao mắc phải.

Bệnh gút (gout, thống phong) khiến người bệnh sẽ thường xuyên bị đau đớn đột ngột vào giữa đêm, kèm theo sưng đỏ và nóng ở vị trí các khớp. Đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, …

Những người có nguy cơ cao bị gút là:

  • Người bị thừa cân, tăng huyết áp.
  • Người thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lợi tiểu.
  • Người thường xuyên ăn nhiều thịt đỏ, hải sản.
  • Người có chức năng thận kém hoạt động.

Thường xuất hiện ở trẻ dưới 16 tuổi. Tuy bệnh hiếm gặp nhưng trẻ bị thường kéo dài trong vài tháng và cũng có thể kéo đến tuổi trưởng thành. Thậm chí là trẻ có thể bị suốt phần đời còn lại.

Nếu tình trạng bệnh ở trẻ diễn biến dài sẽ có thể gây ra sưng đau khớp và làm chậm quá trình phát triển hệ vận động của trẻ em.

Đây là một căn bệnh tự miễn do nhầm lẫn của hệ miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh vảy nến. Thông thường, có khoảng 10-30% bệnh nhân bị bệnh vảy nến sẽ bị bệnh này kèm theo.

Có đến 40% trường hợp mắc bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Ngoài ra, còn có thể do tiếp xúc với môi trường hóa chất, chất phóng xạ, vi khuẩn.

Viêm khớp phản ứng thường xuất hiện ở nam giới ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Vị trí tổn thương là ở các khớp ở hai chi dưới, khớp gối, khớp mắt cá chân, cột sống, khớp cùng chậu.

Tuy nhiên, nếu có phác đồ điều trị đúng đắn và khoa học thì bệnh sẽ chấm dứt trong vòng 12 tháng.

Đây là bệnh do sự xâm nhập qua đường máu đi vào khớp của vi khuẩn, virus từ một bộ phận khác trên cơ thể hoặc từ vết thương sâu. Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh như sốt, sưng, đỏ, đau ở các khớp bị ảnh hưởng.

Bệnh có tốc độ biến chuyển nhanh và mức độ tàn phá sụn và xương dưới sụn tương đối cao. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng trên người bệnh cần phải đi đến gặp bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời bảo vệ xương khớp.

Nếu bạn bị viêm khớp ngón tay cái do chấn thương mô mềm thì chườm đá sẽ là biện pháp hữu ích nhất để giảm những cơn đau bất chợt.

Nếu bạn đang trong tình trạng điều trị hội chứng ống cổ tay hoặc mất khả năng cầm nắm, bác sĩ sẽ chỉ định đeo nẹp vào ban đêm để các dây thần kinh bị nén ở cổ tay có thể ổn định hơn.

Bệnh này thường xuất hiện ở người cao tuổi, người bệnh sẽ chịu những cơn đau nhức dữ dội. Từ đó sẽ gây khó khăn trong việc đi lại và làm ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, người bị chấn thương, thừa cân hay có tiền sử bệnh về khớp cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm khớp háng.

  • Tuổi tác: người cao tuổi. Ở độ tuổi này có tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp cao hơn do quá trình lão hóa tự nhiên hay do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các tổn thương kéo dài.
  • Giới tính: phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới
  • Cân nặng: Người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Đặc biệt là ở các vị trí như đầu gối, hông và cột sống của bạn. Đây là do việc tích tụ mỡ làm tăng sức ép lên các khớp, từ đó chúng gây các bệnh về xương khớp.
  • Tính chất nghề nghiệp: Người lao động làm những công việc nặng nhọc hay ngồi lâu, ngồi sai trong một tư thế.
  • Chấn thương: chấn thương cũng là nguyên nhân gây ra viêm khớp cấp tính. Có thể tiến triển nặng thêm.
  • Những đối tượng khác: những đối tượng có nguy cơ cao như thường xuyên hút thuốc lá. Các đối tượng mắc bệnh rối loạn trao đổi chất. Bệnh về hệ thống miễn dịch, rối loạn di truyền.

Có tới hơn 100 căn bệnh liên quan, ở những vị trí khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau. Tuy nhiên có thể phân thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

Các nguyên nhân do khớp: sụn bị viêm, khớp thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, khớp bị nhiễm khuẩn, chấn thương tại khớp, .

Các nguyên nhân bên ngoài khớp: do các rối loạn chuyển hóa (gút), rối loạn chức năng miễn dịch gây ra bất thường cấu trúc khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến).

  • Đau xương khớp
  • Hạn chế việc vận động của khớp
  • Cứng khớp
  • Sưng khớp
  • Biến dạng khớp
  • Viêm hoặc đỏ tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
  • Ngoài ra, các triệu chứng viêm khớp kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân… Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác.

Viêm khớp khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp, gây ra sưng đỏ khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn lơ là và không can thiệp điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, tái phát nhiều lần. Lâu dần, người bị bệnh viêm khớp có thể dẫn đến mất chức năng vận động, teo cơ, biến dạng khớp, hay mắc các bệnh về tim mạch,…

  • Nghỉ ngơi là một trong những cách giúp giảm cơn đau rất nhiều. Tuy nhiên người bệnh cần phải phập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,..
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, axit béo, chất xơ.
  • Massage đúng cách tại các vị trí bị đau xương khớp sẽ giúp lưu thông khí huyết đến vị trí bị tổn thương. Từ đó giảm căng cứng cơ, giảm đau nhức và hỗ trợ vận động.
  • Chườm nóng/lạnh tại các vùng da bị tổn thương hay đau nhức
  • Tập vật lý trị liệu

Để phòng ngừa các nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, bạn đừng bỏ qua một vài lưu ý nhỏ sau:

  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập các môn thể dục khác nhau tùy vào độ tuổi và điều kiện cho phép.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế để xảy ra chấn thương.
  • Tập ngồi làm việc đúng tư thế.
  • Người bệnh không nên sử dụng rượu bia, hút thuốc và những chất kích thích khác.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị.

Viêm khớp đang là một trong những bệnh lý phổ biến. Vì thế, giữ gìn, nâng cao thể trạng sức khỏe cũng như đi khám sức khỏe để có thể kịp thời phát hiện, điều trị và tránh những biến chứng không đáng có.

Bệnh dù đang giai đoạn cấp tính hay mạn tính đều có những tác động tiêu cực đến hệ xương khớp, gây cản trợ trong vận động. Do đó, khi cảm thấy đầu gối, cổ tay, vai gáy, thắt lưng… đau nhức hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở thăm khám, bệnh viện chuyên khoa bệnh xương khớp để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.

[gap]

[accordion]

[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]

1. The Basics of Osteoarthritis

https://www.webmd.com/osteoarthritis/guide/osteoarthritis-basics

2. Arthritis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/symptoms-causes/syc-20350772

3. Rheumatoid Arthritis

https://www.niams.nih.gov/health-topics/rheumatoid-arthritis

[/accordion-item]

[/accordion]
[block id=”2090″]

5/5 – (2 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *