Viêm mũi xuất tiết là một trong những căn bệnh đường hô hấp khá biến hiện nay. Rất nhiều người mắc phải viêm mũi họng xuất tiết và căn bệnh này có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Ban đầu, viêm mũi xoang xuất tiết không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu không điều trị và để lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Viêm mũi xuất tiết là gì?
Viêm mũi xuất tiết là bệnh lý viêm mũi, “xuất tiết” ý chỉ khả năng tiết nhiều dịch nhầy trong mũi và họng. Hiện tượng xuất tiết sẽ xuất hiện ngay sau khi người bệnh bị viêm họng hay cảm cúm. Bệnh được chia làm hai dạng: viêm mũi do dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.
Người bệnh viêm mũi xoang xuất tiết sẽ có những biểu hiện khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy dịch mũi, sưng phù niêm mạc, khó thở…
Nguyên nhân gây viêm mũi họng xuất tiết
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể bệnh gây ra do dị ứng hoặc không dị ứng.
Nguyên nhân do dị ứng: Người bệnh có thể đã tiếp xúc với các dị nguyên như: Lông động vật, nước hoa, phấn hoa, mạt bụi, gián, hải sản, cây cỏ, bụi rậm,…
Nguyên nhân không do dị ứng: Nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ, biến chứng phẫu thuật, sử dụng thuốc xịt mũi nhiều lần, mùi hương tổng hợp, thời tiết, đồ uống có cồn, ăn quá nhiều đồ cay nóng.
Triệu chứng
Khi mới bị viêm mũi xuất tiết sẽ có biểu hiện như bị cảm lạnh: nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, cảm thấy lạnh. Khi bệnh trở nặng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết hơn như:
- Cổ họng bị đau và khô rát: bạn sẽ có cảm giác đau rát cổ họng và khô nóng, chính vì vậy mà lúc nào người bệnh cũng cảm thấy khát nước. Khi bệnh trở nặng hơn thì cơn đau có thể lây lan khu vực tai và kèm theo đó là triệu chứng ho khan, người bệnh có thể bị mất tiếng, khản tiếng khi tình trạng ho kéo dài.
- Bề mặt niêm mạc họng bị tấy đỏ: các bộ phận bị tấy đỏ như trụ trước và sau, thành sau của họng, màn hầu…
- Ngoài ra, bệnh gây ra các triệu chứng: khó chịu, đau đớn, không muốn ăn uống và ngủ nghỉ không yên. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng khác nguy hiểm hơn như bị viêm mũi quá phát, gây viêm xoang mạn, viêm tai giữa, bị viêm họng mạn…
Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không?
Nhiều triệu chứng viêm mũi xuất tiết ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khi bệnh ở mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài sẽ tiến triển thành bội nhiễm, sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.
Một số biến chứng thường gặp của như sau:
- Gia tăng các bệnh lý về tai-mũi-họng: một số biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm, viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm, viêm mũi xuất tiết phù nề, hen suyễn, viêm amidan, suy giảm thính lực,…
- Biến chứng về mắt: những biểu hiện như giảm thị lực, viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, áp xe mí mắt, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng não bộ: các biến chứng nguy hiểm như áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, nhiễm trùng não…
Như vậy có thể thấy bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Do đó ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám sớm để kiểm soát tốt bệnh.
Cách điều trị bệnh viêm họng xuất tiết
Trước tiên, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần phải tiến hành làm các xét nghiệm, chụp X quang… Tùy vào từng trường hợp tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương án chữa trị phù hợp nhất. Có thể là:
- Xịt rửa mũi: Hằng ngày rửa xoang mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Người bệnh cho nước muối vào bình sạch có vòi xịt nước. Ngồi thẳng người, đầu nghiêng 45 độ, nghiêng bên phải thì xịt nước vào lỗ mũi bên trái và ngược lại.
- Sử dụng thuốc giảm khả năng xuất tiết: loại thuốc thường được sử dụng ở đây là thuốc kháng histamin H1, thuốc này có tác dụng chính là giúp ức chế hoạt động của histamin, giúp ngăn chặn dị ứng xảy ra.
- Thuốc chống xuất tiết: Sử dụng thuốc xịt này có thành phần corticoid. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc quá 7 ngày và chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Ngoài ra, người bệnh viêm mũi xoang xuất tiết cũng có thể sử dụng thuốc làm se khô bề mặt niêm mạc để giúp chống viêm, giảm sưng. Nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường, thì có thể phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định.
Cách phòng ngừa bệnh
Đối với căn bệnh viêm mũi xoang xuất tiết, bạn có thể hoàn toàn phòng ngừa với những cách vô cùng đơn giản. Các bạn áp dụng những cách sau đây là có thể phòng tránh được:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào thời điểm chuyển giao mùa.
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi gây viêm nhiễm.
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa để tránh bụi bẩn, nấm mốc.
- Nếu bạn bị ứng thì nên tránh xa các dị nguyên. Các dị nguyên gây kích ứng như phấn hoa, đồ ăn (hải sản…), nước hoa, lông thú cưng…
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng chống chọi những tác nhân dị ứng xâm nhập được vào cơ thể.
- Chăm chỉ luyện tập, làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
Tổng kết
Viêm mũi xuất tiết là căn bệnh ám ảnh của rất nhiều người trong chúng ta. Hy vọng qua bài viết trên đây, Dược D-Medic đã đem đến những thông tin hữu ích. Khi có dấu hiệu của bệnh viêm mũi họng hay các bệnh đường hô hấp nói chung, bạn hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị để bệnh tình được kiều trị kịp thời nhất.
[block id=”2090″]