Đau dạ dày là tình trạng thường gặp phải khi dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Việt Nam hiện đang là nước có tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến dạ dày ở mức khá cao do những nguyên nhân đau dạ dày khác nhau. Vì vậy, việc nắm rõ các nguyên nhân là vô cùng cần thiết để phòng tránh và điều trị phù hợp. Dược D-Medic đã tổng hợp 21 nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây
Nguyên nhân đau dạ dày và gây ra bệnh lý đau dạ dày
1. Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu: Vi khuẩn HP
Hầu hết với các loại vi khuẩn, chúng sẽ không thể sinh sống trong dạ dày do sự tiêu diệt của axit ở niêm mạc dạ dày tiết ra. Nhưng có một loại vi khuẩn mang tên H.pylori (HP) lại có thể sinh tồn tốt trong môi trường axit mà không bị tiêu diệt.
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người, chúng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các vết viêm loét trong dạ dày. Không phải ai nhiễm phải loại vi khuẩn này cũng bị bệnh lý về dạ dày nhưng có khoảng 85% nguyên nhân đau dạ dày là bởi vi khuẩn HP. Việc bạn nhiễm phải vi khuẩn HP sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên gấp sáu lần so với người không bị nhiễm HP.
Vi khuẩn HP có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau nhưng chủ yếu nhất vẫn là qua đường miệng, bạn có thể mắc phải vi khuẩn HP khi dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân, nói chuyện tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, vi khuẩn này còn lây qua đường nước: khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, hay chất thải của người nhiễm bệnh không được xử lý đúng và thải ra môi trường nhiễm nguồn nước; thì lúc đó, tỷ lệ bệnh nhân mắc dạ dày do vi khuẩn HP sẽ ngày càng tăng cao mà chúng ta không thể kiểm soát được trong những năm gần đây.
2. Tâm lý, thần kinh căng thẳng, stress là nguyên nhân đau dạ dày phổ biến
Nguyên nhân đau dạ dày phổ biến sau vi khuẩn HP là do stress. Sự phát triển của các căn bệnh dạ dày có liên quan không ít từ tâm trạng và tinh thần của mỗi chúng ta.
Khi chúng ta ở tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, các acid HCl sẽ tăng cường tiết dịch ở dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày tổn thương và dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày hoặc cũng chính là nguyên nhân gây đau bao tử.
Chính khi ta tức giận, tâm trạng sẽ tác động đến chức năng bài tiết, vận động và tiêu hóa ở dạ dày. Do vậy, những người trầm cảm, bị tổn thương tinh thần và hay lo lắng trong một thời gian liên tiếp sẽ rất dễ là nguyên nhân gây đau dạ dày.
3. Lạm dụng thuốc giảm đau
Nguyên nhân đau dạ dày cũng đến từ việc chúng ta tìm đến thuốc giảm đau khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Họ chỉ biết dùng thuốc để làm giảm chứng đau tại thời điểm đó, chứ không nhận định được vấn đề thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau cũng là một tác nhân gây đau dạ dày
Rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày mà luôn ở xung quanh ta. Ta có thể bắt gặp những viên thuốc như aspirin, ibuprofen, indomethacin với tác dụng giảm đau thông qua việc ức chế tổng hợp prostaglandin với vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhưng nếu ta thường xuyên dùng chúng để giảm đau, đến lâu ngày, niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn và mất đi khả năng bảo vệ dạ dày của chúng, gây ra tình trạng đau dạ dày.
Vì vậy, khi sử dụng đến những loại thuốc này, bạn nên theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tình trạng không tốt xảy ra.
4. Nguyên nhân đau dạ dày từ việc lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là loại thuốc chúng ta có thể gặp hằng ngày trong các đơn thuốc. Và vớ những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc như: Corticoid, NSAIDS… thì khả năng làm tổn thương niêm mạc bao tử sẽ cao hơn người bình thường bởi những loại thuốc này có khả năng làm ức chế chất Prostaglandin – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau bao tử.
5. Thường xuyên bỏ bữa là nguyên nhân đau dạ dày thường gặp
Ăn uống có thể được xem là một vấn đề có liên quan mật thiết đến sức khỏe cũng như hoạt động tiêu hóa.
Bỏ bữa là một vấn đề thường gặp đối với những người sống xa nhà, ăn uống tự chủ, chỉ một mình nên khả năng không muốn ăn là điều dễ hiểu. Nhưng vô tình đây là một nguyên nhân gây đau dạ dày mà ít người chú ý đến.
Những tình trạng như viêm dạ dày, sản xuất axit trong dạ dày cũng giảm xuống. Và nếu tình trạng đói kéo dài triền miên, việc không tiết axit sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, và có thể sẽ kéo theo cả nguyên nhân gây đau bao tử ở chúng ta.
6. Ăn uống không đúng giờ
Người Việt ta nói chung và những người nhân viên văn phòng nói riêng thường có thói quen ăn uống không đúng giờ giấc. Trong một ngày, việc bài tiết dịch vị ở dạ dày sẽ có lúc nhiều lúc ít, mang tính chu kỳ để tạo thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn.
Đến một giờ cố định nào đó, dạ dày sẽ tiết ra acid để tiêu hóa lượng thức ăn. Nếu như không nạp vào cơ thể một lượng thức ăn để acid có thể làm việc, thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng rỗng thì nó sẽ có thể “phản chủ”, gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày cao, tăng nguy cơ đau dạ dày.
Bên cạnh đó, thường xuyên ăn đồ cay nóng cũng là nguyên nhân đau dạ dày, dạ dày bị tổn thương và gây ra những cơn đau đột ngột.
7. Ăn uống quá nhanh và không nhai kỹ
Một trong những thói quen xấu mà chúng ta không nên có chính là ăn quá nhanh và nhai không kỹ.
Khi chúng ta ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không kịp nghiền nát, nước bọt cũng chưa kịp để trung hòa với thức ăn. Lúc đó, thức ăn đi xuống dạ dày đang ở dạng thô, làm tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày.
Điều này trực tiếp làm hại cho niêm mạc dạ dày, tăng thời gian làm việc. Làm cho cơ bắp dạ dày sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, giảm nhu động dạ dày là một trong số nguyên nhân đau dạ dày.
8. Ăn quá nhiều vào buổi tối khiến đau dạ dày
Nhiều người có những thói quen tập tính rất lạ là bỏ ăn sáng, trưa ăn cho qua nhưng lại tập trung ăn thật nhiều vào buổi tối. Nhưng lại không hiểu rằng, khi bạn ăn một lượng quá nhiều vào buổi tối, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết và bạn lại đi ngủ, lượng thức ăn đó sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày.
Từ đó gây đầy bụng, dạ dày thì quá tải, dịch vị dạ dày phải tiết ra quá mức làm hại niêm mạc dạ dày, và nếu xảy ra nhiều lần sẽ là nguyên nhân đau dạ dày. Vì vậy, hãy nên cân nhắc để ăn uống hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.
9. Đau dạ dày đến từ hoạt động mạnh sau khi ăn no
Nguyên nhân đau dạ dày có thể bạn không ngờ tới chính là thường xuyên hoạt động mạnh sau khi ăn no. Sau khi chúng ta ăn no, bấy giờ chức năng của não đa phần sẽ tập trung vào hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Vì vậy, nếu bạn chia sẻ chức năng này ra cho các hoạt động mạnh như chơi thể thao thì hoạt động tiêu hóa sẽ bị gián đoạn, làm việc không hiệu quả.
Ngoài ra, nếu bạn ngủ ngay sau bữa ăn quá no cũng sẽ để lại hậu quả tương tự như trên do quá trình tiêu hóa bị trì trệ lại.
10. Uống nhiều rượu bia
Rượu bia được xem là một loại đồ uống có cồn có hại gây ra các bệnh về tiêu hóa cũng chính là nguyên nhân đau dạ dày.
Các chất có trong rượu bia thường sẽ gây phá hoại lớp bảo vệ niêm mạc khiến chúng bị tổn thương, lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày. Hoặc nặng hơn có thể là chảy máu hay thủng dạ dày, gây nguy hiểm đến tính mạng.
11. Hút thuốc lá gây trở nặng bệnh đau dạ dày
Thuốc lá được biết đến nhiều nhất ở việc gây hại lớn cho hệ hô hấp, nhưng bên cạnh đó nicotin có trong thuốc lá cũng là một trong số các nguyên nhân đau dạ dày.
Nicotin trong thuốc lá kích thích sản sinh nhiều chất cortisol, kích thích co thắt mạch máu và làm giảm sút sự cung cấp máu cho niêm mạc. Ngăn dạ dày tiết ra chất nhầy khiến ăn mòn niêm mạc dạ dày và đây là nguyên nhân thường gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra nicotine còn thúc đẩy sản sinh ra chất endothelin làm cơ chế tự bảo vệ của dạ dày bị suy yếu.
Ngoài ra, nicotine còn làm cholat có trong mật bị chảy ra ngoài, khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
12. Đau dạ dày do di truyền
Y học đã có chứng minh nguyên nhân đau dạ dày là bệnh về di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người từng bị bệnh liên quan đến dạ dày, thì tỉ lệ cao người thân trong gia đình cũng sẽ mắc các bệnh về dạ dày.
13. Đau dạ dày nguyên nhân bởi yếu tố miễn dịch
Đây là một nguyên nhân đau dạ dày mới được các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện ra. Khi cơ thể chứa các kháng thể kháng các yếu tố nội sinh, dễ dẫn đến tổn thương bên trong niêm mạc, gây ra hiện tượng đau thượng vị.
14. Rối loạn nội tiết
Bệnh đau dạ dày của những người mang một số loại bệnh về nội tiết như: Hashimoto, suy tuyến yên, thiểu năng cận giáp… sẽ cao hơn người bình thường.
15. Người có tiền sử mắc những bệnh khác
Bên cạnh những người rối loạn nội tiết thì khoa học cũng chứng minh những người có tiền sử mắc các loại bệnh như: suy dinh dưỡng, hội chứng Zollinger-Ellison, thiếu axit folic…sẽ có khả năng bị bệnh dạ dày cao hơn những người khác.
Một số nguyên nhân khác gây ra đau dạ dày
16. Đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa được hình thành do chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn những thực phẩm không an toàn, hay việc uống nhiều chất kích thích và dùng kháng sinh liên tục. Đây là những hành vi gây ra những bệnh lý nguy hiểm, cũng là nguyên nhân gây đau bao tử.
17. Ngộ độc thực phẩm
Khi chúng ta ăn uống không hợp vệ sinh, ăn những đồ ăn không rõ nguồn gốc, cơ thể chúng ta sẽ bị ngộ độc và kèm theo đó là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, lúc này, dạ dày sẽ trở nên yếu ớt, cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, vì vậy, việc cẩn thận chăm sóc hệ tiêu hóa nên được đặt lên hàng đầu.
Nếu tình trạng ngộ độc kéo dài lâu và không có triệu chứng suy giảm, dạ dày sẽ từ đó mà bị viêm loét, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
18. Không dung nạp Lactose
Khi cơ thể không dung nạp Lactose cũng là lúc ruột non không sản xuất đủ lượng Lactase để phân giải Lactose, vì vậy quá trình sẽ không được phân giải mà di chuyển vào đại trạng, gây ra các tình trạng về rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày.
19. Không dung nạp gluten
Đây là một tình trạng như trào lưu ở một số quốc gia, khi mà cơ thể không dung nạp hoạt chất mang tên gluten.
Và khi cơ thể không dung nạp gluten, sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu ở vùng bụng, gây đầy bụng và có thể ảnh hưởng một phần đến vấn đề đau dạ dày.
20. Nguyên nhân đau dạ dày từ hội chứng ruột kích thích
Hội chứng này còn có tên gọi khác là “viêm đại tràng co thắt”, nó gây tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng khiến người bệnh gặp phải những cơn đau quằn quại, âm ỉ, cảm giác nặng bụng và dễ buồn nôn. Vì vậy, chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, gây ra tình trạng đau dạ dày.
21. Đang gặp những bệnh lý khác gây đau vùng bụng dạ dày
Ngoài những bệnh lý được kể trên, sẽ có những loại bệnh gây ảnh hưởng đến dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ dày, virus dạ dày, viêm túi thừa, viêm ruột thừa, đau sỏi mật, táo bón hay viêm tụy. Mỗi loại bệnh lý sẽ có những đặc điểm triệu chứng khác nhau, song, nó đều dẫn đến những hệ lụy trực tiếp đến dạ dày.
Tổng kết
Đau dạ dày là một tình trạng khá phổ biến, hoặc là một cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm có liên quan. Nếu như chúng ta không kịp phát hiện, đau dạ dày lâu dần sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Vì thế, mỗi chúng ta, cần chú ý tới những triệu chứng bất thường và đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có thể khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Trên đây là tất cả những nguyên nhân đau dạ dày cụ thể và dễ thấy được. Nắm được những nguyên nhân này, bệnh dạ dày sẽ không bao giờ tìm thấy bạn.
[gap]
[accordion]
[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]
1. Peptic ulce
https://www.healthline.com/health/abdominal-pain
2. What Is a Peptic Ulcer?
https://muschealth.org/medical-services/ddc/patients/digestive-diseases/stomach-and-duodenum
[/accordion-item]
[/accordion]
[block id=”2090″]