9 Bài Thuốc Xông Mũi Trị Viêm Xoang Hiệu Quả Nhất


Viêm xoang gây ra những triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, khó thở, nhức đầu…khiến cho chất lượng cuộc sống người bệnh kém đi. Xông mũi là cách khắc phục nhanh chóng các triệu chứng viêm xoang, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Các bài thuốc xông mũi trị viêm xoang sẽ được Dược D-Medic chia sẻ ngay dưới đây.

 

Thuốc xông mũi trị viêm xoang là phương pháp đơn giản, giúp nhanh chóng giảm những triệu chứng của viêm xoang. Ngoài ra, xông mũi này cũng phù hợp với những ai bị ho, viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm,…

Xông mũi có thể trị viêm xoang

Khi thực hiện xông mũi trị viêm xoang, hơi nóng có thể giúp làm thông thoáng khoang xoang, người bệnh dễ thở và dễ chịu hơn, những lợi ích việc hơi mũi cụ thể như sau:

  • Xông mũi làm sạch khoang mũi: Xông mũi giúp nở rộng tế bào niêm mạc mũi xoang. Hơi nước cùng không khí ấm sẽ giúp rửa trôi sạch vi khuẩn, chất nhầy và làm sạch trong hốc xoang. Từ đó sẽ thấy xoang mũi thông thoáng, không còn bị bít tắc do dịch nhầy.
  • Xông mũi làm giảm nghẹt mũi: Chất nhầy được làm loãng, dịch mủ bị bít tắc được đẩy ra ngoài và sẽ nhanh chóng giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Xông mũi hỗ trợ lưu thông mạch máu, giảm đau nhức: Nhiệt độ nước xông hơi sẽ giúp tế bào xoang mũi giãn ra, tăng cường lưu thông máu và cải thiện tình trạng đau nhức đầu. Ngoài ra, xông hơi mũi cũng giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Giúp thư giãn, hỗ trợ điều trị ho, cảm cúm, chống viêm,…

Tinh dầu tràm trà có đặc tính khử trùng và sát trùng rất tốt. Giúp loại bỏ vi khuẩn từ các hốc xoang và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sử dụng tinh dầu tràm trà giúp giảm viêm, phù nề niêm mạc mũi đồng thời cải thiện lưu thông máu.

Cách sử dụng: cho vài giọt tinh dầu vào máy xông hoặc nước nóng khoảng 70 độ C và hít hơi nước bốc lên. Thực hiện xông hơi mũi từ 10-15 phút mỗi ngày.

Tinh dầu xông tràm trà DFOLI hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả

Không nên xông tinh dầu đối với những người dị ứng mùi hương tinh dầu, phụ nữ mang thai nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Trước khi thực hiện xông hơi, người bệnh nên làm mũi sạch sẽ bằng xịt rửa mũi, như vậy tinh dầu dễ dàng thẩm thấu vào xoang mũi hơn.

 

Tỏi có thành phần chống viêm mạnh mẽ, kháng vi-rút, kháng nấm, chống viêm và chống nhiễm trùng, chống sung huyết.

Xông mũi bằng tỏi có tác dụng giúp làm loãng chất nhầy trong xoang, giúp dịch xoang thoát ra ngoài dễ dàng. Từ đó giảm áp lực gây đau nhức trong xoang, nghẹt mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Cách xông mũi bằng tỏi: Cho một vài nhánh tỏi sống đã bóc vỏ, xay nhuyễn hoặc giã nát cho vào tô cốc nước sôi. Trùm khăn lên đầu, giữ khoảng cách an toàn, hít thở sâu và chậm. Xông mũi bằng tỏi thường xuyên trước khi ngủ mỗi tối là cách chữa viêm xoang bằng tỏi hiệu quả.

 

Trong cây ngũ sắc có chứa một lượng không nhỏ các hoạt chất chống viêm. Ngoài ra, còn có một số thành phần khác giúp làm giảm kích ứng rất tốt.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp còn có thể bị chảy nước mũi nhiều hơn. Nhưng sau đó, dịch mũi sẽ được đào thải ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng.

Cách làm thuốc xông mũi trị viêm xoang: chuẩn bị hoa ngũ sắc rồi đem rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước. Sử dụng khăn lớn trùm kín đầu và tiến hành xông hơi mũi trong 15-20 phút. Thực hiện liên tục 1 tuần, mỗi ngày 2 lần.

 

Sử dụng 15-20 đốt cây giao, cắt thành nhiều khúc nhỏ để mủ chảy ra nhiều. Sử dụng mắt kính và bao tay khi cắt, tránh để mủ bắn lên mắt. Cho vào ấm đun sôi (không sử dụng chung với ấm sắc thuốc hoặc ấm đun nước, nhựa cây sẽ dính vào ấm). Đun sôi sử dụng ống giấy để hít, tránh tiếp xúc hơi nước vào mặt hay mắt.

Lưu ý: cây giao có độc, không được để dây vào mắt sẽ gây mù lòa, không để dây nhựa lên da diện rộng. Không sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

 

Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Xông mũi với lá trầu không giúp khai thông đường thở và ức chế sự kích ứng, hình thành các phản ứng viêm trong niêm mạc mũi.

Có thể thực hiện theo cách đơn giản sau đây: chuẩn bị lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát. Cho lá trầu không vào tô nước sôi và xông mũi. Tiến hành xông mũi với 1 chiếc khăn trùm kín đầu và. Áp dụng mỗi ngày 1 lần khoảng 10-15 phút trong 5-7 ngày.

 

Trong lá lốt có chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên làm tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Làm giảm kích ứng niêm mạc mũi, làm loãng dịch mũi để đẩy nó ra ngoài dễ dàng hơn. Từ đó cải thiện triệu chứng viêm xoang như nghẹt mũi và làm thoáng đường thở.

Sau đây là cách thực hiện xông mũi với lá lốt: chuẩn bị lá lốt tươi đem rửa thật sạch. Tiến hành xông mũi với 1 chiếc khăn trùm kín đầu. Áp dụng mỗi ngày 1 lần khoảng 15 phút trong 5-7 ngày.

 

Trong lá bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu và các hoạt chất có dược tính cao như menthol, menthyl axetat. Giúp kháng viêm và hỗ trợ làm dịu niêm mạc mũi. Đồng thời xông mũi với bạc hà còn đem lại cảm giác dễ chịu và giúp đường thở được thông thoáng.

Làm thuốc xông mũi trị viêm xoang với bạc hà như sau: Chuẩn bị lá bạc hà và rửa sạch, sau đó đun sôi cùng 1 lít nước. Tiến hành xông mũi với 1 chiếc khăn trùm kín đầu và. Áp dụng mỗi ngày 1 lần khoảng 15-20 phút, duy trì liên tục 1 tuần.

 

Theo các chuyên gia, bên trong củ gừng tươi có chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất kháng viêm gingerol. Gừng có vị cay nồng, tính ấm giúp giải biểu, chống ho, sát trùng, tiêu đờm, kháng viêm, tán hàn và hành khí.Xông hơi mũi với gừng giúp xoang giảm sưng, dịch nhầy loãng hơn và thoát ra ngoài.

Xông mũi trị viêm xoang với gừng

Cách làm: Giã nát củ gừng tươi, thả vào nước sôi. Dùng khăn trùm kín đầu rồi tiến hành xông mũi trong khoảng 10 phút. Thực hiện cách này 2-3 lần/tuần. Khi nước nguội bớt, nhúng khăn sạch vào nước gừng, sau đó chườm lên vùng mũi khoảng 3-5 phút.

 

Đặc trưng của phương pháp xông hơi mũi bằng thuốc tây là sử dụng máy xông mũi nhằm khuếch tán thuốc vào niêm mạc mũi. Ưu điểm phương pháp này là các hạt khí thuốc tây sẽ có thể dễ dàng thẩm thấu vào niêm mạc mũi. Từ đó các chức năng niêm mạc có thể hoạt động và làm giảm triệu chứng viêm xoang tốt nhất.

Tuy nhiên, đây là phương pháp cần được sự chỉ định từ bác sĩ, không tự ý thực hiện. Thuốc xông hơi được chỉ định có thể là thuốc Corticoid có hàm lượng Hydrocortison nhỏ hơn 50mg hoặc là thuốc co mạch Naphazolin hoặc Ephedrin 2-3ml.

 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình các cách xông mũi tại nhà, thực hiện hiệu quả bài thuốc xông mũi trị viêm xoang, đồng thời đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện xông mũi trị xoang:

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý trước khi xông mũi, như vậy tinh chất sẽ thấm trực tiếp vào mũi xoang.
  • Nhiệt độ nước xông mũi không nên quá nóng vì sẽ dễ dẫn đến bỏng niêm mạc mũi. Tuy nhiên nhiệt độ cũng không nên quá thấp vì sẽ không hiệu quả.
  • Các nguyên liệu xông hơi cần đảm bảo nguồn gốc và nguyên liệu cần được rửa sạch, sử dụng nước sạch để xông.
  • Bạn cần kiên trì thực hiện để bệnh viêm xoang được hỗ trợ điều trị hiệu quả. Không thể xông mũi 1-2 lần mà hết bệnh ngay.
  • Trước khi thực hiện các cách xông mũi để điều trị. Bạn hãy tìm đến những chuyên gia/bác sĩ để được tư vấn về việc xông mũi cũng như cách chữa bệnh phù hợp.

 

Thuốc xông mũi trị viêm xoang đang được nhiều người áp dụng hiện nay, phương pháp đơn giản và khá lành tính. Tuy nhiên bạn cũng cần thực hiện đúng cách để tránh gặp phải những tác dụng ngoài y muốn. Nếu có thắc mắc nào về bệnh viêm xoang cần giải đáp, bạn hãy để lại thông tin, đội ngũ chuyên gia tại Dược D-Medic sẵn sàng liên hệ tư vấn miễn phí.
[block id=”2090″]

Đọc thêm:
Viêm Xoang: Tổng Hợp Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Dứt Điểm
Nguyên Nhân Bị Viêm Xoang: Tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Triệu Chứng Viêm Xoang: Nhận biết dấu hiệu đặc trưng và phòng ngừa.
Biến Chứng Viêm Xoang: Nguy hiểm nếu không chữa trị dứt điểm
5/5 – (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.
,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *