Thời tiết giao mùa, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm mũi. Bệnh viêm mũi ở trẻ em thường tái phát nhiều lần, trẻ dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi 4-6 lần trong một năm, tần số mắc viêm mũi có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ. Vì vậy chúng ta cần theo dõi và xử trí khi trẻ bị bệnh đề phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
1. Tìm hiểu về bệnh viêm mũi ở trẻ em
Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khả năng miễn dịch còn yếu nên rất dễ mắc phải viêm mũi. Bệnh viêm mũi ở trẻ thường chia làm 2 nhóm: viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.
Mặc dù viêm mũi ở trẻ không quá gây nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu bệnh kéo dài, không được điều trị ngay có thể sẽ dẫn tới những biến chứng khác.
Do đó, phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan, cần phải luôn chú ý đến các biểu hiện bất thường của bé để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
1.1 Nguyên nhân
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi kéo dài có thể kể đến như:
- Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, con gián.
- Tiếp xúc với các yếu tố kích thích từ môi trường: khói nhang, khói đốt, khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp, hóa chất, mùi nước hoa…
- Thời tiết: Thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng.
- Bệnh đường hô hấp: viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản…
Ngoài ra, trẻ bị viêm mũi còn có thể do thức ăn của trẻ, đặc biệt là thức ăn cay và nóng, hoặc còn do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt ở các bé gái dậy thì.
1.2 Dấu hiệu nhận biết
Khi bị viêm mũi, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, dịch mũi màu vàng hoặc xanh, ho… Ngoài ra, viêm mũi ở trẻ còn có các dấu hiệu sau:
- Thường sẽ sốt nhẹ đến vừa, trường hợp bội nhiễm trẻ có thể sốt cao đến 39 – 40 độ trong nhiều ngày.
- Trẻ quấy khóc, cơ thể trẻ mệt mỏi, kém ăn, bứt rứt.
- Trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa…
Viêm mũi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp xử trí, điều trị kịp thời và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng.
2. Khi trẻ bị viêm mũi cần xử lý như thế nào
2.1 Chăm sóc trẻ bị viêm mũi
Hầu hết trẻ bị viêm mũi không quá nguy hiểm, cha mẹ có thể tự chăm sóc cho trẻ tại nhà và nếu triệu chứng bệnh nặng thì nên đưa trẻ đi khám. Những biện pháp chăm sóc tại nhà sau sẽ giúp đẩy lùi viêm mũi ở trẻ em:
- Rửa mũi cho trẻ: Cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày từ 3 – 4 lần để làm loãng dịch mũi, giảm hiện tượng sưng viêm khó chịu. Sau khi nhỏ nước muối sẽ dễ xì mũi hơn, còn nếu vẫn không xì được thì cần phải hút mũi cho trẻ.
- Hạ sốt: Trẻ bị viêm mũi sẽ có hiện tượng sốt nhẹ đến sốt vừa vì vậy cha mẹ nên có biện pháp giảm sốt như: lau mát, cho uống nhiều nước và dung dịch oresol bổ sung chất điện giải… Nếu trẻ sốt cao, có thể cần dùng đến thuốc hạ sốt, tuy nhiên nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh để trẻ tự ngoáy mũi: Viêm mũi sẽ có cảm giác ngứa, vì thế mà trẻ có thói quen đưa ngón tay vào trong mũi. Hành động này có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương và dẫn đến bội nhiễm nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần dạy và theo dõi để trẻ không dùng tay ngoáy mũi khi bị viêm mũi.
2.1 Thuốc điều trị viêm mũi ở trẻ em
Cùng với việc chăm sóc tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị viêm mũi ở trẻ. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau:
Thuốc uống
- Thuốc kháng histamin: loratadin, cetirizin, clorpheniramin,…
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc cường giao cảm gây co mạch.
- Thuốc Glucocorticoid (tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng).
Thuốc nhỏ hoặc xịt tại chỗ
- Thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi chứa NaCl.
- Thuốc glucocorticoid xịt mũi.
Các loại thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi ở trẻ em và người lớn là khác nhau, do đó các bậc cha mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ nhỏ.
Tốt nhất phụ huynh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả, tránh các tác dụng không mong muốn.
3. Biện pháp phòng ngừa viêm mũi ở trẻ em
Trẻ em có hệ miễn dịch kém, nhạy cảm với các yếu tố thời tiết và các vi sinh vật gây bệnh vì vậy mà rất dễ mắc viêm mũi. Do đó, các bậc phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh:
- Hằng ngày hãy dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ.
- Dùng máy tạo độ ẩm không khí để tạo môi trường trong lành.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho vùng da dưới mũi của trẻ, tránh trẻ lau chùi gây trầy xước.
- Hạn chế nuôi thú cưng, trồng hoa hoặc cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm khói bụi.
- Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc và các vật dụng xung quanh trẻ em.
- Vệ sinh cá nhân, răng miệng sạch sẽ hàng ngày cho trẻ.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là cổ họng, miệng và vùng mũi khi thời tiết thay đổi.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về hình ảnh viêm mũi ở trẻ em và cách xử lý cũng như cách phòng bệnh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cha mẹ có thêm những thông tin, kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho con trẻ một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc các bậc cha mẹ hãy để lại thông tin nhé, Dược D-Medic sẽ giải đáp tất cả thắc mắc miễn phí.
[block id=”2090″]