Sôi bụng đau dạ dày là một triệu chứng thường thấy về bệnh đường tiêu hóa. Chúng khiến người bệnh khó chịu, có hại trực tiếp tới sức khỏe. Tình trạng này đa phần xuất phát từ những bệnh lý về dạ dày hoặc là sự cảnh báo về những vấn đề của dạ dày. Vậy tình trạng này cảnh báo điều gì, chúng nguy hiểm như thế nào và cách điều trị ra sao? Cùng Dược D-Medic tìm hiểu ở bài viết dưới đây
Hiện tượng sôi bụng đau dạ dày là gì?
Hiện tượng sôi bụng đau dạ dày là tình trạng đau vùng thượng vị, kèm theo đó là những âm thanh sùng sục. Người bệnh có thể có cảm giác như khí chứa đầy trong bụng.
Nếu với một người bình thường, tình trạng sôi bụng chỉ là vấn đề sinh lý không đáng lo ngại. Tuy nhiên, với người đang đau dạ dày mà kèm theo triệu chứng sôi bụng sẽ có thể là nguy cơ của những bệnh lý tiềm ẩn.
Nguyên nhân
Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể bởi hoạt động tiêu hóa của hệ tiêu hóa bị kém, dẫn đến người bệnh bị khó tiêu. Khi đó, thức ăn tiêu hóa chậm sẽ tạo ra khí và dẫn đến những tiếng kêu sùng sục trong bụng.
Tình trạng sôi bụng nếu diễn ra thường xuyên có nghĩa hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Người bệnh nên đến những cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
Triệu chứng
- Sôi bụng và có cảm giác cồn cào: Khi bị sôi bụng đau dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy những âm thanh sùng sục,cùng với đó là những cơn đói và cồn cào trong bụng. Ngay thời điểm này, dịch vị trong dạ dày đang tiết ra nhiều hơn, gây những cơn đói rõ hơn bình thường.
- Đau bụng: Với những người sôi bụng đau dạ dày, cơn đau bụng sẽ diễn ra âm ỉ. Lúc này, axit dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn thúc đẩy dạ dày phải co bóp trong khi đang không có thức ăn. Hoạt động này đã làm ảnh hưởng tới các vết loét, tạo nên những cơn đau bụng.
- Chướng bụng: Chướng bụng xảy ra với người khi hoạt động dạ dày trở nên kém đi. Thức ăn nằm lâu trong dạ dày không được tiêu hóa sẽ lên men, tạo khí, khiến người bệnh có cảm giác chướng bụng khó chịu.
- Mệt mỏi, chán ăn: Những cơn sôi bụng đau dạ dày nối tiếp liên tục sẽ khiến người bệnh mệt mỏi. Người bệnh dần trở nên chán ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống.
Dấu hiệu của những bệnh đến từ biểu hiện sôi bụng đau dạ dày
Hiện tượng sôi bụng đồng thời đau dạ dày xuất hiện có thể khi cơ thể bạn đang có những vấn đề sau:
1. Chấn thương vùng bụng
Đối với các chấn thương vùng bụng ở trong hệ thống tiêu hóa sẽ khó có thể quan sát bằng mắt thường, nhưng nếu có những dấu hiệu như sau thì có thể giúp bạn dễ phát hiện bệnh lý:
- Sôi bụng đau dạ dày
- Đi tiểu ra máu
- Sốt
- Buồn nôn và nôn
Đây đều có thể là triệu chứng của tổn thương hay vỡ một cơ quan nào đó trong hệ tiêu hóa, làm cản trở quá trình lưu thông khí, tạo ra âm thanh. Vì thế bạn không được chủ quan, cần tới cơ sở y tế kiểm tra ngay lập tức.
2. Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa xảy ra khi có sự xâm nhập và sinh tồn của vi khuẩn ở trong đường ruột. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể lan rộng và dẫn đến viêm dạ dày và đường ruột.
Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhói vùng bụng, có thể kèm tình trạng nôn mửa, tiêu chảy. Người bệnh cần đến cơ sở y tế nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiêu hóa còn có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Buồn nôn và nôn
- Chán ăn
- Sốt
- Trong phân có chứa máu
- Sôi bụng kèm đau dạ dày
3. Viêm loét dạ dày
Sôi bụng đau dạ dày là một trong những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh này thể hiện sự hình thành, phát triển của những vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Viêm loét dạ dày xuất hiện khi chất nhầy với công dụng bảo vệ dạ dày khỏi tác động của dịch tiêu hóa bị giảm xuống, khiến mô dạ dày bị ăn mòn và gây loét.
4. Tắc nghẽn dạ dày
Tắc nghẽn đường ruột là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu bệnh tình ở mức nặng, người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật để không xảy ra biến chứng và những rủi ro đi kèm.
Tắc nghẽn đường ruột xảy ra từ nhiều nguyên nhân như: xoắn bụng, có mô sẹo ở vùng bụng…Khi bị tắc nghẽn đường ruột, người bệnh sẽ cảm nhận được nhiều triệu chứng thay đổi như:
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Đầy bụng
- Táo bón
- Đau bụng
- Sôi bụng kèm cơn đau dạ dày nặng
5. Xuất huyết dạ dày
Đây là tình trạng nguy hiểm ở hệ tiêu hóa và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiêu hóa. Khi đó, lượng máu tiết ra ở vùng bị tổn thương có thể nhỏ đến nghiêm trọng, cần được kiểm tra để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu để người bệnh có thể biết được bị xuất huyết dạ dày như:
- Phân đặc, có thể có màu nâu sẫm và xuất hiện máu
- Nôn ra chất nhầy hoặc máu
- Bụng sôi kèm đau dạ dày nặng
Sôi bụng đau dạ dày có nguy hiểm không
Đây tuy không phải là một tình trạng quá nguy hiểm nhưng nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của người bệnh. Nó có thể là cảnh báo về những bệnh lý của đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Có thể kể đến là tình trạng viêm dạ dày, nếu để lâu sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nặng nề. Ngoài ra, tình trạng đôi bụng khiến người bệnh rất dễ chán ăn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gây ra suy nhược cơ thể, thiếu sức sống.
Cách chữa trị và phòng tránh
1. Thăm khám
Nếu tình trạng sôi bụng đau dạ dày xuất hiện với cường độ nhẹ, ít và không kèm theo triệu chứng thì người bệnh không cần quá lo lắng, nó có thể khắc phục được.
Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện ở bất cứ lúc nào, kèm theo đó là những triệu chứng khác thì người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và biết về tình hình bệnh của mình.
2. Có chế độ ăn uống đúng cách
Khi gặp tình trạng bụng sôi kèm cơn đau, cần chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp:
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm dễ tiêu, giàu protein.
- Bổ sung thêm trái cây vào thực đơn.
- Tránh để bụng ở trạng thái quá đói, không ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
- Không ăn những đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, đồ cay nóng dầu mỡ.
- Ăn chín uống sôi, nhai kỹ.
- Có thể sử dụng sữa chua không đường để hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
3. Uống nhiều nước
Sôi bụng đau dạ dày có thể dịu đi khi người bệnh uống nhiều nước, đặc biệt khi người bệnh không thể ăn thực phẩm. Việc uống nhiều nước sẽ hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm triệu chứng khó chịu. Nên chia nước thành nhiều phần để uống trong ngày chứ không uống cùng một lúc quá nhiều.
4. Chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt cũng góp một phần không nhỏ trong quá trình cải thiện chứng sôi bụng đau dạ dày.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, tăng đề kháng. Vận động cũng giúp hỗ trợ hơn cho hệ tiêu hóa, giải phóng khí thừa, giảm sôi bụng.
- Sinh hoạt có chế độ, không thức khuya để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi.
- Nên ăn đủ ngày 3 bữa, nạp năng lượng nhiều vào buổi sáng và trưa, không ăn quá nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ tối.
- Luôn trong tâm trạng thư thái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, stress.
5. Sử dụng thuốc
Bạn cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh tình trước khi sử dụng bất kì loại thuốc gì. Không nên lạm dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của những bác sĩ có chuyên môn về bệnh.
Tổng kết
Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể chỉ là một bệnh lý đơn giản và không quá nghiêm trọng, nhưng có cũng có thể là nguyên nhân của một số loại bệnh nghiêm trọng khác. Nhưng khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào muốn giải đáp, hãy để lại thông tin phía dưới, Dược D-Medic sẽ nhanh chóng giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
[gap]
[accordion]
[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]
1. What Is Gastritis?
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis
2. What is Antral Gastritis – All you need to know
https://www.starhealth.in/blog/what-is-antral-gastritis
[/accordion-item]
[/accordion]
[block id=”2090″]