Tìm Hiểu: Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không?


Vảy nến là bệnh ngoài da có tính chất mạn tính gây ra bởi sự tăng sinh tế bào quá mức khiến tế bào mới không kịp thay thế tế bào cũ. Tế bào dần hình thành mảng da dày có vảy trắng hoặc bạc, sưng đỏ. Bệnh vảy nến có lây không? Hãy cùng Dược D-MEDIC tìm hiểu các thông tin dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.

Bệnh vảy nến tiếng anh là Psoriasis. Vảy nến là bệnh da liễu có tính chất mạn tính, thuộc nhóm viêm da cơ địa (do cơ địa, không lây, không do nấm). Bệnh có thể được phát hiện ở mọi độ tuổi, mọi giới tính kể cả trẻ em. Bệnh thường khởi phát ở giai đoạn trẻ từ 16 đến 22 tuổi và thường có xu hướng lan rộng ra toàn thân.

Vảy nến tiến triển lâu dài, gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh dễ để lại nhiều di chứng.

Các loại bệnh vảy nến được gọi tên theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của vùng chịu tổn thương. Theo đó:

  • Vảy nến thể mảng: là sự xuất hiện của các mảng da ở vùng khuỷu tay, đầu gối hay vùng dưới lưng;
  • Vảy nến thể mủ: là việc xuất hiện những vùng mụn mủ ở tay và chân;
  • Vảy nến giọt: là những tổn thương có dạng giọt nước tồn tại ở khắc cơ thể, đặc biệt là trẻ em;
  • Viêm khớp vảy nến: có các biểu hiện sưng khớp ngón tay, bàn tay, ngón chân hoặc đầu gối…
  • Vảy nến móng: là tình trạng móng dày lên xuất hiện nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng;
  • Vảy nến da đầu: có biểu hiện xuất hiện các bãi vảy trắng bạc dày, màu trắng bạc;
  • Vảy nến nếp gấp: thường phổ biến ở người béo phì, gây tổn thương ở vùng nếp gấp trên cơ thể như nách, háng, mông.

>> Xem thêm: Bệnh Vảy Nến Nhẹ Là Gì? Cách Chữa Dứt Điểm Bằng Đông Y

Thắc mắc bị vẩy nến có lây không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra. Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với nhau. Thậm chí, không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bệnh vảy nến có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác. Do vậy, hoàn toàn có thể ôm, hôn, dùng chung đồ dùng với người mắc vẩy nến.

Tuy không lây, nhưng bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Bệnh vảy nến tuy không nguy hiểm nhưng không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh, chưa kể sẽ xảy ra những biến chứng khác.

Vẩy nến không có khả năng lây nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá nhỏ và thường di truyền bỏ qua một thế hệ. Ví dụ, nếu ông nội bị bệnh, thì cháu trai của ông có nguy cơ cao bị bệnh. Nói chung, nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến sẽ cao hơn nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh vẩy nến.

Vấn đề vảy nến có bị lây không đã được làm rõ cho bệnh nhân hiểu. Vậy người mắc bệnh vảy nến nguyên nhân do đâu? Dưới đây là các nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy nến thường gặp:

  • Bệnh nhân gặp vấn đề về hệ thống miễn dịch, các tế bào bạch cầu Lympho T nhầm lẫn tế bào da là vi khuẩn nên tấn công và triệt tiêu chúng. Các tế bào da mới được hình thành quá nhanh tích tụ trên bề mặt da tạo thành các lớp vảy bạc dày.
  • Người bệnh bị nhiễm khuẩn do sự tấn công của một số loại virus chứa gen mã hóa ngược khiến hệ miễn dịch bất thường. Liên cầu khuẩn gây nhiễm khuẩn ở da và hình thành vảy nến.
  • Người thường xuyên căng thẳng, áp lực, stress kéo dài cũng làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến.
  • Người mắc bệnh béo phì, thừa cân, cân nặng có chiều hướng tăng quá nhanh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác như: người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; người tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, mỹ phẩm, bột giặt…

Sau khi bệnh nhân nắm vững thông tin bệnh vảy nến có lây không, bạn nên tìm hiểu thêm về cách điều trị bệnh này. Theo đó, hiện có 3 phương pháp điều trị Tây y, bài thuốc dân gian và Đông Y được sử dụng khá phổ biến.

Điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp Tây y được nhiều người tin tưởng sử dụng. Thuốc Tây có ưu điểm lớn như: nhanh giảm thiểu triệu chứng bệnh, thuốc dễ mua và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây có thể gây vấn đề về đau dạ dày, viêm nang lông… Một số trường hợp khác còn gây ra hiện tượng nhờn thuốc, gây khó khăn khi điều trị bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng điều trị bệnh vảy nến như:

  • Thuốc Calcipotriol sử dụng kết hợp với Corticoid. Tuy nhiên Corticoid là một chất độc, sử dụng cần được chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc bôi thuộc nhóm Dithranol có tác dụng khôi phục tình trạng sừng hóa da nhờ việc ức chế chuyển hóa enzyme.
  • Thuốc bôi hoặc dầu gội có thành phần Salicylic acid giúp làm bong lớp vảy gàu và loại bỏ tế bào da chết nhanh chóng.
  • Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm da, giảm khô ráp hiệu quả.

Nếu sử dụng thuốc tây nhưng gặp tình trạng nhờn thuốc, thuốc không đáp ứng điều trị, hoặc tái đi tái lại. Thì bạn nên thay đổi phương pháp điều trị. Xem thêm >>> Phương thuốc thảo dược Medi Skin giúp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến được hàng ngàn khách hàng phản hồi khỏi bệnh.

Nếu phát hiện vảy nến sớm, bệnh đang ở giai đoạn khởi phát với những triệu chứng nhẹ thì bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau:

  • Bài thuốc lá trầu không: Bệnh nhân sử dụng 1 nắm lá trầu không ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Tiếp tục giã nát phần lá đã chuẩn bị và đắp lên vùng da tổn thương trong vòng 20-30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước;
  • Bài thuốc trị vảy nến bằng lá lốt: Lá lốt mua về rửa sạch bằng nước muối loãng. Giã nát phần lá đã chuẩn bị và đắp lên vùng da bị vảy nến rồi sử dụng băng gạc để cố định lại trong vòng 20-30 phút rồi rửa sạch với nước;
  • Bài thuốc dầu dừa: Bệnh nhân sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa đều lên vùng da tổn thương và massage nhẹ nhàng. Rửa sạch với nước sau khi thoa 20-30 phút.

Lưu ý, các bài thuốc dân gian chỉ phát huy hiệu quả với những trường hợp bệnh đang ở giai đoạn khởi phát với các triệu chứng nhẹ và chưa gây nhiễm trùng da.

Vảy nến tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng nó lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ và các sinh hoạt hằng ngày.

Hiểu được nỗi trăn trở đó, công ty Dược phẩm D-MEDIC đã sản xuất và ứng dụng thành công công thức điều trị vảy nến trong bộ sản phẩm thuốc đặc trị nấm da Medi Skin. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ tác động nhanh, hỗ trợ giải độc cơ thể từ bên trong và an toàn với người sử dụng.

Trọn bộ sản phẩm gồm thuốc bôi đặc trị vẩy nến Medi Skin kết hợp điều trị cùng thuốc uống Medi Skin giúp đào thải từ bên trong. Sản phẩm sử dụng dược liệu quý từ thiên nhiên, an toàn cho cả phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Hiệu quả sản phẩm được chứng minh sau 3 tuần kiên trì sử dụng.

Combo Đặc trị nấm da viêm da Medi Skin - Dược D-Medic
Combo Đặc trị nấm da, viêm da, vảy nến Medi Skin – Dược D-Medic

Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến đời sống hàng ngày, bệnh nhân nên hiểu và tuân thủ các cách phòng bệnh sau:

  • Khi nhận thấy da có dấu hiệu trầy, tróc vảy, vảy trắng bạc, hãy nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên môn gần nhất.
  • Tuân thủ và sử dụng đúng liệu trình chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, kiêng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, đồ ăn có dầu mỡ…
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, không để xảy ra tình trạng stress kéo dài, đảm bảo duy trì giấc ngủ 8 tiếng/ ngày, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Tích cực giữ vệ sinh cá nhân và khu vực sinh hoạt sạch sẽ, gọn gàng.

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã có thêm thông tin về bệnh vảy nến có lây không. Hy vọng bạn đã nắm vững kiến thức về nguyên nhân gây bệnh vảy nến và yên tâm rằng bệnh vảy nến không hề lây sang vùng da khác hoặc lây cho người khác nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài viết khác về vảy nến, hoặc các bài viết khác tại Chuyên mục Da Liễu để có thêm thông tin phù hợp nhất về tình trạng bạn đang gặp phải.

Nếu bạn còn thắc mắc khác, hãy để lại thông tin bên dưới để Dược D-MEDIC liên hệ và tư vấn hỗ trợ miễn phí. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, an tâm và chấm dứt được triệu chứng của bệnh nếu đang gặp phải. Tin tưởng vào Medi Skin, tin tưởng rằng bạn sẽ chữa trị, thuyên giảm dần và chấm dứt được bệnh vảy nến. Hãy để lại thông tin tư vấn, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn.

[gap]

[accordion]

[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]

1. Is Psoriasis Contagious?

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/is-psoriasis-contagious

2. Psoriasis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/symptoms-causes/syc-20355840

[/accordion-item]

[/accordion]
[block id=”2090″]

5/5 – (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *