Bệnh Vảy Nến Nhẹ Là Gì? Cách Chữa Dứt Điểm Bằng Đông Y

Vảy nến nhẹ là một trong ba mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với bệnh nhân. Loại này có ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh vẫn cần được thăm khám và chữa trị kịp thời. Hãy cùng D-MEDIC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến có tên gọi tiếng Anh là Psoriasis, là bệnh da liễu xảy ra ở người. Thống kê cho thấy, có 2-3% dân số trên thế giới mắc bệnh này. Bệnh tuy không gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng khiến cơ thể mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Bệnh vảy nến nhẹ đặc trưng bởi sự xuất hiện của những mảng màu đỏ, có vảy cho phủ dưới 10% cơ thể. Những mảng vảy trắng thường xuất hiện ở những nơi dễ nhìn thấy như tay, chân. Chính điều này khiến bệnh nhân e ngại khi phải ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với người khác.

Vảy nến nhẹ ở những khu vực nhỏ có thể phát triển thành những mảng lớn nếu chúng bị ngứa hoặc đau. Tình trạng bệnh của mối bệnh nhân sẽ khác nhau tùy theo từng bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải. Do vậy, trong công tác điều trị bệnh, có 03 yếu tố bác sĩ cần xem xét tới là:

  • Loại bệnh bệnh nhân gặp phải;
  • Độ phủ của mảng vảy trên cơ thể người bệnh;
  • Ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống bệnh nhân.

Vảy nến nói chung, vảy nến nhẹ nói riêng đều có những nguyên nhân bệnh giống nhau. Cụ thể là:

  • Sự rối loạn đáp ứng miễn dịch: của trung gian tế bào trong cơ thể và dấu ấn của cytokine. Từ đó, tế bào lympho T nhầm lẫn tế bào khỏe mạnh thành kẻ thù và tấn công chúng, khiến chúng bị tổn thương.
  • Yếu tố di truyền: gây nên hai kiểu bệnh vảy nến: vảy nến khởi phát sớm và khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường xuất hiện ở trẻ từ 16 đến 22 tuổi, thường có khuynh hướng lan rộng toàn thân và chịu ảnh hưởng của di truyền. Vảy nến khởi phát muộn xảy ra ở độ tuổi từ 57 đến 60 tuổi, mức độ bệnh nhẹ và thường không liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Yếu tố ngoại cảnh: yếu tố môi trường, chấn thương, bỏng nắng hay quá trình áp lực, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân dẫn đến bệnh.

>> Xem thêm: Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Vảy Nến – 8 Thể Vảy Nến Phổ Biến

Bệnh vảy nến nhẹ thường có các triệu chứng như: các mảng dài màu đỏ có lớp vảy màu trắng hoặc bạc xuất hiện trên da.

Tùy vào vị trí bệnh mà các triệu chứng bệnh cũng có những biểu hiện khác nhau:

  • Vảy nến mảng bám điển hình bằng sự xuất hiện của các mảng bám ở vùng dưới lưng, khuỷu tay hay đầu gối;
  • Vảy nến mụn mủ là tình trạng mụn mủ xuất hiện ở tay và chân;
  • Vảy nến thể giọt có hình giọt nến, thường xuất hiện ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci.
  • Vảy nến khớp vart là tình trạng các khớp ngón tay, chân, xương sống, đầu gối sưng lên.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:

  • Người nghiện rượu, bia và nghiện thuốc lá;
  • Người từng có tiền sử nhiễm trùng da;
  • Bệnh có thể khởi phát trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi. Tuy nhiên, bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu: Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không?

Bệnh vảy nến nhẹ có thể điều trị khỏi nếu được thăm khám và điều trị đúng từ đầu.

Các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những phương pháp nhẹ nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn gồm các loại thuốc bôi da hoặc thuốc mỡ. Trường hợp các phương pháp điều trị này không mang lại hiệu quả, bác sĩ mới can thiệp phương pháp điều trị mạnh hơn. Nhìn chung, khi điều trị bệnh vảy nến, bệnh nhân cần được thăm khám cụ thể. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này dễ khiến tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhân nghiêm trọng hơn.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị vảy nến nhẹ bao gồm:

  • Corticosteroid hay steroid: Được dùng để điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả. Thuốc được sử dụng nhằm giảm thiểu sự tăng trưởng của tế bào da, hỗ trợ giảm viêm. Một số loại corticosteroid chứa trong kem steroid, gel hoặc nước thơm hay dầu gội đầu.
  • Kem vitamin D: Giúp giảm quá trình phát triển của tế bào da. Một số loại kem thường dùng bao gồm: Calcipotriene hay Calcitriol
  • Retinoids: Là tên gọi của một loại vitamin A nhân tạo. Sử dụng hoạt chất này có tác dụng làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào, giảm viêm hiệu quả.
  • Anthralin: Được chiết xuất từ cây arroba Nam Mỹ, có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Anthralin gồm có da dầu Dithoc, Micanol Dithranol- RR.
  • Axit salicylic: Có tác dụng làm mềm vảy và loại chúng khỏi bề mặt da.
  • Nhựa than đá: Được dùng làm tróc vảy, giảm ngứa và biểu hiện sưng.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên để cơ thể giảm dị ứng, đào thải độc tố, giảm ngứa an toàn là liệu pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

Sản phẩm thuốc đặc trị nấm da Medi Skin 100% thành phần từ thiên nhiên. Kết hợp dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại và công thức cổ truyền. Sản phẩm không có tác dụng phụ, an toàn cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Medi Skin được dùng cho bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm da, nấm da, vảy nến… Để thuốc phát huy hiệu quả nhanh nhất, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng trọn bộ sản phẩm. Hiệu quả bệnh nhân sẽ thấy rõ sau 2-3 tuần sử dụng. Có thể nói Medi Skin là “khắc tinh” của nhiều bệnh viêm da hiện nay.

Combo Đặc trị nấm da viêm da Medi Skin - Dược D-Medic
Combo Đặc trị nấm da, vảy nến Medi Skin

Một số loại thuốc không kê đơn khác có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến bao gồm:

  • Kem dưỡng ẩm có chứa lô hội, dầu jojoba, kẽm pyrithione hoặc capsaicin có thể làm mềm da và giảm ngứa.
  • Sữa tắm có chứa dầu, bột yến mạch hoặc muối biển có thể giúp loại bỏ vảy.
  • Các sản phẩm có nhiều axit salicylic, axit lactic hoặc urê cũng sẽ loại bỏ cặn vôi.
  • Kem chống ngứa có chứa calamine, hydrocortison, long não hoặc tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm ngứa.

Cho dù bạn chọn phương pháp nào, hãy luôn thảo luận về các loại thuốc, kể cả thuốc không kê đơn, với bác sĩ để xem liệu chúng có phù hợp với bạn hay không. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị liệu pháp quang hoặc tiêm thuốc sinh học nếu bệnh đang hoạt động khắp cơ thể. Bạn cũng nên thảo luận về tác động của bệnh vẩy nến đối với cuộc sống của bạn với bác sĩ.

>> Xem thêm: 6 Cách Trị Vảy Nến Hiệu Quả – Hướng Dẫn Từ Chuyên Gia

Để bệnh vảy nến nhẹ không còn là nỗi lo lắng, bệnh nhân nên:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng da chịu tổn thương;
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để hạn chế tình trạng khô da, viêm da;
  • Duy trì tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng quá mức;
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay chất béo ít bão hòa;
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như acid folic và omega-3 trong bữa ăn hàng ngày.
  • Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh của bản thân. Nếu nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhân cần được điều trị để tránh biến chứng về sau;
  • Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kiêng thuốc lá, rượu bia.

Bệnh vảy nến nhẹ hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện và điều trị sớm. Bệnh nhân hãy liên hệ chuyên khoa gần nhất để được thăm khám khi có triệu chứng bệnh. Mọi thông tin khác, vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn của Dược D-MEDIC để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

5/5 - (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *