Bụng cồn cào buồn nôn có thể là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, có thể là hệ quả của vấn đề ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều thuốc Tây hay các chất kích thích…Hoặc đây là triệu chứng của một bệnh lý về đường tiêu hóa. Để xác định được đây là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân đến từ đâu và cách khắc phục thế nào. Hãy theo dõi bài viết sau cùng Dược D-Medic.
Bụng cồn cào buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi bụng ở trong tình trạng cồn cào, khó chịu và thậm chí kèm theo triệu chứng buồn nôn thì cũng chính là lúc dạ dày đang bị kích thích, bị tổn thương. Hiện tượng này sẽ xảy ra sau khi người bệnh ăn no hoặc khi uống rượu bia.
Bụng cồn cào buồn nôn là dấu hiệu điển hình của bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt bệnh liên quan đến dạ dày như viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, viêm hang vị, trào ngược dạ dày thực quản,…
Nguyên nhân của bụng cồn cào buồn nôn
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Một loại bệnh lý về đường tiêu hóa thì chắc chắn phải xem xét đến những thứ được tiêu hóa là thức ăn. Và một chế độ ăn uống thiếu khoa học thì sẽ làm bệnh tình diễn biến nặng hơn, cụ thể là:
- Ăn khi quá đói hoặc để bụng quá no
- Ăn quá nhanh và không đúng bữa, thậm chí bỏ bữa
- Ăn đồ cay, nóng quá nhiều
- Sử dụng quá nhiều đồ kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
- Sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, acid…
- Vận động quá mạnh sau khi ăn hoặc nằm liền
2. Sử dụng thuốc lá nhiều
Thuốc lá không chỉ làm giảm chức năng hô hấp của phổi, phế quản, mà cũng có thể gây hậu quả về đường tiêu hóa, nóng trong người và dẫn đến bụng cồn cào buồn nôn.
Khi sử dụng thuốc lá, khói thuốc có chứa chất kích thích ảnh hưởng niêm mạc thực quản, kích thích bài tiết axit ở dạ dày. Kéo dài một thời gian dài, niêm mạc thực quản lẫn niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, phát sinh các triệu chứng như: chướng bụng, nóng bụng, bụng cồn cào buồn nôn…
Ngoài ra, hút thuốc lá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc trào ngược thực quản dạ dày và viêm thực quản.
3. Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây
Thuốc ngoài những tác dụng cũng đem lại những tác hại hay còn được gọi là tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt là các loại thuốc có chứa thành phần như: corticoid, thuốc chống viêm không steroid, nhóm thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị bệnh gout,…
Các nhóm thuốc này khi đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Gây ra những triệu chứng khó chịu như đau dạ dày buồn nôn.
4. Stress, căng thẳng kéo dài
Khi bị stress, căng thẳng trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Lúc này, dạ dày sẽ kích thích tăng tiết axit, gây rối loạn chức năng của đường ruột. Đây cũng chính là lý do tình trạng bụng cồn cào buồn nôn xảy ra, nhất là sau giờ ăn. Bên cạnh đó, tâm lý luôn ở trong trạng thái căng thẳng cũng có thể phát sinh tình trạng táo bón, tiêu chảy.
5. Bệnh lý về dạ dày
Các bệnh lý về dạ dày là nguyên nhân gây ra chứng bụng cồn cào buồn nôn. Như viêm loét dạ dày, viêm loét hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Các bệnh lý về dạ dày đều do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Khiến người bệnh đối diện với những vấn đề như: đau thượng vị, khó chịu, ợ hơi, bụng cồn cào,…
Triệu chứng diễn ra rõ rệt nhất là sau khi bụng đang trong tình trạng quá đói hoặc ăn khi bụng quá đói, quá no hoặc ăn sai bữa.
Các bệnh lý này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh thường căng thẳng, dung nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…
Cách khắc phục tình trạng bụng cồn cào buồn nôn
1. Mẹo cải thiện chứng bụng cồn cào buồn nôn
Có thể cải thiện chứng, bạn có thể tham khảo bằng những mẹo dân gian như sau:
- Uống nước ấm giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, trung hòa axit dịch vị dạ dày giúp giảm được triệu chứng.
- Dùng gừng hoặc trà hoa cúc, mật ong để giảm cồn cào ruột và giúp phục hồi niêm mạc dạ dày.
- Nếu tình trạng bụng cồn cào buồn nôn này xảy ra khi uống đồ uống có cồn. Bạn có thể sử dụng ít bánh mì hoặc các loại thực phẩm tương tự để hấp thụ dịch vị.
2. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học để cải thiện triệu chứng bụng cồn cào buồn nôn:
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Ăn đúng bữa, ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều hay bỏ nữa.
- Ăn đủ chất, hạn chế đồ hộp, đồ cay, nóng.
- Ăn đúng cách, nhai chậm, nuốt kỹ.
- Hạn chế và tốt nhất là bỏ thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, caffeine
- Sau bữa ăn, cơ thể cần được nghỉ ngơi hoặc chỉ vận động nhẹ khoảng 30 phút nếu cần.
- Hạn chế thức khuya, điều hòa cơ thể, tránh căng thẳng. Nghe nhạc, đọc sách, thiền, yoga là những mẹo hữu ích để giảm căng thẳng.
3. Sử dụng thuốc điều trị đúng cách
- Chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh lạm dụng, tự mua thuốc để điều trị.
- Thay thế thuốc có tác dụng mạnh đối với dạ dày bằng thuốc có hoạt tính và tác dụng tương tự nhưng không gây hại lên dạ dày theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Nói với bác sĩ về vấn đề dạ dày của bạn khi bác sĩ kê đơn hoặc khi được hỏi.
- Khi uống thuốc, nên dùng với khoảng 200 – 300ml nước ấm.
- Uống thuốc điều trị bụng cồn cào buồn nôn sau bữa ăn ít nhất 30 phút để thuốc phát huy tác dụng. Giúp giảm tác động mạnh lên dạ dày, tuyệt đối không được uống khi bụng đói (tùy từng trường hợp, có thể có ngoại lệ).
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bụng cồn cào buồn nôn thực ra không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn. Có một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám. Bác sĩ cấp cứu là:
- Đau bụng thường xuyên
- Đau bụng dữ dội không dứt
- Cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Nôn ra máu hoặc có màu giống cà phê
- Chán ăn
- Sụt cân đáng kể và nhanh chóng mà không rõ lý do
Tổng kết
Với một số biện pháp khắc phục ở trên, Dược D-Medic đã bổ sung thêm thông tin để quản lý tình trạng này bằng thực phẩm và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, để có thể nhanh chóng chấm dứt tình trạng bụng cồn cào buồn nôn, hãy để lại thông tin phía dưới để Dược D-Medic đồng hành cùng bạn trong công cuộc giúp hệ tiêu hóa của bạn trở nên khỏe mạnh hơn.
[gap]
[accordion]
[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]
1. Nausea & Vomiting
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/8106-nausea–vomiting
[/accordion-item]
[/accordion]
[block id=”2090″]