Ngoài việc sử dụng thuốc thì việc xông mũi cũng là liệu pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người quan tâm tìm đến, ưa chuộng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Vì vậy, thông qua bài viết này Dược D-Medic sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé!
Công dụng của cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, vì vậy để điều trị, ngăn ngừa bệnh thì cần làm sạch, ngừa viêm, kháng khuẩn mũi.
Xông mũi chính là phương pháp điều trị y học cổ truyền đơn giản, là 1 trong những phương pháp hữu hiệu được sử dụng phổ biến để khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng, nhưng chỉ hiệu quả dứt điểm cho các trường hợp nhẹ hoặc chưa diễn biến nặng. Cách xông mũi chữa viêm mũi dị ứng mang lại những công dụng tuyệt vời như:
- Khai thông đường thở
- Giảm các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như nghẹt mũi, ho, sổ mũi, hắt hơi
- Giúp dịu niêm mạc mũi đang bị viêm
- Ức chế sự lây lan của phản ứng viêm nhiễm nhờ nhiệt của hơi nước
- Hít hơi nước, không khí được làm ấm và làm ẩm có tác dụng làm loãng dịch mũi, giúp quá trình đẩy chúng ra ngoài được dễ dàng hơn
- Tăng độ ẩm trong niêm mạc mũi và ức chế quá trình giải phóng histamin làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
- Tăng lưu thông dòng máu, có tác dụng kích thích hệ thống tim mạch, tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và giúp người bệnh ngủ ngon hơn
- Các dược liệu còn có tác dụng thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái, sát khuẩn vòm họng
Tuy nhiên với phương pháp này cần cẩn trọng khi thực hiện cho trẻ em, người già yếu, người có bệnh mãn tính và suy nhược cơ thể,…
Hướng dẫn các cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả tại nhà
Đối với phương pháp xông mũi trị viêm mũi dị ứng, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà với những dược liệu dễ tìm kiếm xung quanh như sả, bạc hà, chanh, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô,…
Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không
Nguyên liệu:
- 10 – 20 lá trầu không
- 1 nồi đun nước
- Khăn trùm đầu
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối và vò nát
- Bước 2: Cho lá trầu không vào nồi nước và đun sun 100 độ
- Bước 3: Dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi
- Bước 4: Bắc nồi nước xông ra, trùm kín đầu bằng khăn và hít thở đều để xông mũi
Lá trầu không có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, có công dụng khai thông đường thở. Giảm thiểu kích ứng, sưng viêm niêm mạc mũi hiệu quả, làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Để đạt được hiệu quả, bạn nên thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút và duy trì từ 7 – 10 ngày nhé!
Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà
Nguyên liệu:
- Lá bạc hà
- 1 lít nước
- 1 nồi đun nước
- 1 khăn trùm đầu
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà và cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước.
- Bước 2: Tương tự như xông mũi bằng lá trầu không, bạn bắc nồi nước xông vừa đun ra, lấy khăn trùm kín đầu và thực hiện xông trong khoảng 15 – 20 phút.
Trong lá bạc hà có chứa thành phần từ menthyl acetat, menthol nên có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng viêm niêm mạc mũi, giúp dễ thở và ngủ ngon giấc.
Cách xông mũi bằng tỏi
Nguyên liệu:
- 3 – 5 tép tỏi
- 1 nồi đun nước
- 1 khăn trùm đầu
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi.
- Bước 2: Tỏi bóc vỏ và giã dập.
- Bước 3: Cho tỏi vào nồi nước đun sôi và bắc ra thực hiện trùm khăn xông mũi 15 phút.
Trong tỏi có chứa thành phần Allicin giúp kháng viêm tự nhiên, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và giúp dễ thở hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng 1 lần/ ngày thôi nhé!
Xông mũi bằng tinh dầu DFOLI
Tinh dầu xông tràm trà DFOLI với tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch niêm mạc mũi, chống viêm. Giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.
Để điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm và hiệu quả nhất, bạn nên kết hợp sử dụng xịt mũi DFOLI. Xịt mũi DFOLI với thành phần hoàn toàn từ kháng sinh tự nhiên, giúp tình trạng viêm mũi dị ứng giảm đáng kể và hạn chế lần tái phát. Tăng sức đề kháng cho niêm mạc mũi.
Lưu ý khi xông mũi
Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình xông mũi, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Phải giữa khoảng cách từ mặt đến mức nước để tránh bị bỏng da.
- Tư thế xông hơi mũi họng là ngồi, để phần đầu và cổ che bằng khăn hoặc vải dày cho hơi nước trực tiếp đi vào lỗ mũi.
- Chỉ nên xông mũi họng, không nên xông toàn thân để tránh mất nước, điện giải.
- Không nên áp dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
- Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tức ngực, khó thở, choáng váng thì hãy ngưng và tới khám bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ điều trị.
Tổng kết
Các cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng là những liệu pháp an toàn từ các thảo dược tự nhiên nên an toàn cho người bệnh và có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Để điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm, nhanh chóng, hiệu quả, bạn vui lòng để lại thông tin để được các dược sĩ tại Dược-Medic tư vấn nhé!
[gap]
[accordion]
[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]
1. The effect of steam inhalation on nasal obstruction in patients with allergic rhinitis
2. Efficacy and safety of herbal steam bath in allergic rhinitis: a randomized controlled trial
[/accordion-item]
[/accordion]
[block id=”2090″]