Đau dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, nhưng nó sẽ gây nguy hiểm hơn khi chúng ta không hiểu rõ về bệnh, chủ quan để rồi xảy ra những biến chứng khác về dạ dày nặng hơn.
Vì vậy, việc nắm rõ thông tin về những triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tình rõ hơn. Hãy cũng theo dõi bài viết phía dưới để Dược D-Medic giải thích những thắc mắc xung quanh về đau dạ dày.
1. Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày hay đau bao tử tiếng anh là Stomach Pain. Là tình trạng dạ dày bị tổn thương do bào mòn niêm mạc hay viêm loét do vi khuẩn HP gây ra. Đây là một bệnh lý phổ biến với những cơn đau âm ỉ, khó chịu khi bạn để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
Đây là một cơ quan đóng vai trò chính tiêu hóa thức ăn, vì vậy khi nó bị vấn đề, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn để nuôi cơ thể, từ đó người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng kèm theo.
Đau dạ dày được chia thành hai giai đoạn khác nhau, tùy vào mức độ tổn thương của dạ dày là: giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính.
- Giai đoạn cấp tính: Lúc này, các cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột với những nguyên nhân từ nhiễm khuẩn, bị stress kéo dài hay bởi một số bệnh lý cấp tính gây nên.
- Đau dạ dày giai đoạn mạn tính: Những người ở giai đoạn này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển qua giai đoạn mãn tính cao hơn, khó điều trị hơn. Ngoài ra, giai đoạn này cũng xảy ra từ một số bệnh lý mạn tính khác.
2. Nguyên nhân đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, nhưng việc xác định đúng nguyên nhân ở mỗi người sẽ giúp người bệnh biết được các biện pháp chính xác, thích hợp cho người bệnh.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau dạ dày như:
- Vi khuẩn HP: Đây là một loại vi khuẩn ẩn chứa trong những thức ăn bẩn. Nếu bạn không để ý và vô tình làm cho vi khuẩn này đi vào bên trong dạ dày, nó sẽ tấn công và tạo ra các cơn đau.
- Uống rượu bia: Cồn là một thành phần của rượu bia, thành phần này có tác hại rất lớn đến với dạ dày của chúng ta. Nó phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ bên trên lớp niêm mạc dạ dày. Nếu bạn thường xuyên uống rượu bia, niêm mạc dạ dày lâu dần sẽ bị bào mòn dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Hút thuốc lá: Khói thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày chúng ta. Nicotin có trong thuốc lá khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra các chất bào mòn niêm mạc dạ dày, khiến lớp niêm mạc bị tấn công, tổn thương và gây ra các cơn đau dạ dày.
- Căng thẳng, stress: Đây là một nguyên nhân thường gặp ở những bệnh nhân đau dạ dày. Khi chúng ta căng thẳng, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị acid, và nếu chúng không trung hòa sẽ tấn công niêm mạc gây viêm loét, dẫn đến việc bị đau dạ dày.
- Lạm dụng thuốc (thuốc Tây): Thuốc Tây thường tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Khi bạn lạm dụng dùng thuốc Tây (thuốc kháng sinh, kháng viêm), nó sẽ gây ra tác dụng phụ dễ thấy nhất là đau dạ dày.
Những thành phần có trong kháng sinh, kháng viêm sẽ ức chế quá trình tổng hợp chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó, sự tấn công acid sẽ xảy ra, tạo thành những cơn đau khó chịu.
3. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày
Theo các bác sĩ, những người có nguy cơ đau dạ dày sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:
- Đau vùng thượng vị: Đây là triệu chứng được thấy nhiều nhất ở các bệnh nhân đau dạ dày. Những cơn đau sẽ thường xuất hiện âm ỉ hoặc quằn quại, đi kèm với tình trạng chướng bụng. Bệnh càng nặng thì tần suất đau sẽ càng nhiều.
- Khó tiêu, đầy hơi: Đau dạ dày sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì vậy, khi thức ăn được đưa vào bao tử, nó sẽ lâu được phân hủy dù đã ăn trước đó nhiều giờ.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Khi bạn đau bao tử, chức năng của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng, khí hơi được sinh ra khi thức ăn tồn tại trong bao tử.Từ đó, bao tử sẽ kích thích tiết ra nhiều axit hơn nên sẽ xuất hiện những tình trạng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng ở người bệnh.
- Buồn nôn hoặc nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa hết, nó sẽ cùng với dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác bị buồn nôn, tình trạng này xảy ra nhiều sau bữa ăn.
4. Triệu chứng đau bao tử nặng:
Triệu chứng đau dạ dày nặng bao gồm những triệu chứng đã nêu ở trên nhưng nó ở mức độ nặng hơn, các cơn đau bụng sẽ dữ dội hơn. Ngoài ra, tình trạng đau dạ dày nặng còn kèm theo những triệu chứng khác như:
- Nôn ra máu: Nếu như ở người đau dạ dày nhẹ, nôn chỉ là tống thức ăn ra khỏi dạ dày thì đối với những người nặng, tình trạng nôn sẽ đi kèm máu. Đây là cảnh báo cho những người đã bị xuất huyết dạ dày. Nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời, tình trạng xuất huyết sẽ có thể lan ra và bị nhiễm trùng nhiều hơn.
- Đi ngoài phân có màu đen: Kèm theo triệu chứng này sẽ là chóng mặt và suy nhược cơ thể do người bệnh bị mất máu. Khi bệnh tình diễn biến đến mức độ này, người bệnh nên được cấp cứu ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
5. Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày là một loại bệnh phổ biến, vì vậy, rất nhiều người nhìn vào nó với tâm lý chủ quan. Bởi với một số người đau dạ dày nhẹ, bệnh sẽ có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, một số người bệnh không quan tâm đúng về bệnh, làm cho những cơn đau kéo dài dai dẳng. Điều này làm tổn thương đến dạ dày, gây ra biến chứng khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng thêm.
Khi trình trạng đau diễn ra trong thời gian dài, người bệnh sẽ phải đối diện với những bệnh lý như sau:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong thời gian quá dài, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương dạ dày nhiều hơn. Gây ảnh hưởng đến vùng tá tràng, gây ra viêm loét tá tràng.
- Trào ngược dạ dày: Nếu chúng ta không biết cách can thiệp đúng cách khi mình đang bị đau dạ dày, tình trạng trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện và kèm theo những bệnh lý như viêm đường hô hấp, ung thư thực quản…
- Hẹp môn vị: Biến chứng này được xem là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh.Khi bạn bị hẹp môn vị, tình trạng nôn thức ăn cũ của ngày hôm trước và đau khi nằm là thường xuyên. Từ đó, cơ thể người bệnh sẽ dần trở nên xanh xao, mệt mỏi, không dám ăn uống.
- Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong dạ dày bị tổn thương và rồi chảy máu. Nếu người bệnh không biết những biện pháp phòng tránh sẽ khiến cơ thể bị mất máu, mệt mỏi, nặng hơn thì có thể gây ra tử vong.
- Thủng dạ dày: Khi vết loét dạ dày bị acid tấn công bào mòn, tình trạng thủng dạ dày sẽ xảy ra.lúc này, khi thức ăn đi vào vùng bụng sẽ gây viêm phúc mạc khiến người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội mà không thể có cách để giảm đau.
- Ung thư dạ dày: Đây có thể được coi là biến chứng cao nhất, nguy hiểm nhất của đau dạ dày, tỷ lệ tử vong cũng nằm ở mức báo động.
6. Cách điều trị đau dạ dày
6.1 Điều trị bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y thường có hiệu quả rất nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó cũng để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng thường xuyên, dai dẳng, không dứt điểm. Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng trong đau dạ dày như: thuốc trung hòa acid, thuốc kháng Histamin H2, (Hoặc Pepcid AC, Zantac 75),…
Người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống, nên cần có sự tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân cơn đau và cấp thuốc. Trong trường hợp đau nặng, xuất hiện các triệu chứng đau bao tử nặng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu thì phải lập tức thăm khám tại cơ sở y tế, bệnh viện kịp trời trước khi bệnh tiến triển xấu đi.
6.2 Giảm đau nhanh bằng lá tía tô
Thành phần có trong lá tía tô giúp se vết loét, liền sẹo, giảm tiết ra acid HCl trong dạ dày, vì vậy nó được rất nhiều người sử dụng để chữa trị đau dạ dày.
Ta có thể sử dụng một lượng vừa phải lá tía tô tươi hoặc khô, sau đó đun sôi với nước và uống hàng ngày.
6.3 Điều trị bằng tinh bột nghệ và mật ong:
Thành phần curcumin có trong nghệ có tính chống oxy hóa, kháng viêm, làm lành vết loét rất hiệu quả mà nhiều người đã kiểm chứng.
Sử dụng khoảng 2 muỗng cafe bột nghệ, pha với 250ml nước và khoảng 3 muỗng cafe mật ong. Uống hàng ngày, mỗi ngày 3 ly, uống sau giờ ăn 30 phút.
Tuy nhiên, vì bột nghệ hay tinh bột nghệ thông thường chỉ chứa khoảng 3% chất curcumin tốt cho dạ dày mà thôi. Vì thế cách chữa này sẽ chỉ hiệu quả sau 1-2 tháng mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, những cặn có trong bột nghệ khó hấp thụ và sẽ kết dính với chất xơ có trong dạ dày, tạo thành một khối bã, từ đó gây tình trạng nghiêm trọng hơn.
Vì thế, nếu muốn sử dụng tinh chất quý curcumin có trong củ nghệ, nên sử dụng những sản phẩm đã được chiết xuất curcumin hàm lượng cao, dạng uống sẽ tốt nhất.
6.4 Chữa đau dạ dày hiệu quả bằng Cốt Nghệ Bồ Công Anh GEN GREEN
Nước cốt nghệ bồ công anh GEN GREEN kết hợp giữa hai thành phần thiên nhiên quý là nghệ và bồ công anh. Mang đến hiệu quả chữa trị từ từ dứt điểm, an toàn hơn so với thuốc tây, không để lại tác dụng phụ.
Dạng uống giúp cho cơ thể hấp thụ hoàn toàn tinh chất quý curcumin từ nghệ, không phải lo lắng vấn đề tạo khối bã trong dạ dày.
Nước cốt nghệ bồ công anh chứa hàm lượng curcumin cao, giúp chống viêm mạnh và hiệu quả. Bên cạnh đó nước cốt này cũng có thể cải thiện được sức khỏe và trí não của người sử dụng, hỗ trợ chữa trị viêm loét dạ dày, ngăn ngừa các tế bào ung thư.
Tìm hiểu về Nước Cốt Nghệ Bồ Công Anh GEN GREEN.
Tổng kết
Bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu được bao quát các vấn đề liên quan đến đau dạ dày. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày, hãy để lại thông tin để đặt lịch tư vấn miễn phí ngay. Dược D-Medic gồm những bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm lâu năm về dạ dày sẽ tư vấn cặn kẽ để giúp bạn điều trị dứt điểm.
[gap]
[accordion]
[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]
1. What’s Causing Your Abdominal Pain and How to Treat It
https://www.healthline.com/health/abdominal-pain
2. Stomach Ulcers and What You Can Do About Them
https://muschealth.org/medical-services/ddc/patients/digestive-diseases/stomach-and-duodenum
[/accordion-item]
[/accordion]
[block id=”2090″]