Đau Thượng Vị Buồn Nôn Do Đâu? Báo Hiệu Bệnh Gì?

Đau thượng vị buồn nôn là một biểu hiện của bệnh lý về đường tiêu hóa. Vùng thượng vị sẽ trở nên khó chịu và đau nhức kèm theo cảm giác buồn nôn. Tình trạng đau thượng vị buồn nôn có thể báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm nếu chủ quan, để lâu. Vì vậy, cùng dược D-Medic tìm hiểu về một số nguyên nhân, triệu chứng để kịp thời tham khám, điều trị.

đau thượng vị buồn nôn - TITALI Dược D-Medic
Đau thượng vị buồn nôn phải làm sao? – TITALI Dược D-Medic

Ngộ độc thực phẩm có thể bởi một số nguyên nhân như: ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, thực phẩm chứa hóa chất độc hại, thực phẩm ôi thiu… Và chứng đau thượng vị buồn nôn có thể là một trong những biểu hiện của việc mắc phải ngộ độc thực phẩm.

Người bệnh sẽ bị đau thắt ở vùng bụng, kèm theo đó có thể nôn hết thức ăn hoặc dịch lỏng ra ngoài. Và khi có thể nôn ra, người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần đi khám để xác định mức độ ngộ độc thực phẩm, tránh trường hợp tử vong.

Đau thượng vị buồn nôn là một biểu hiện thông thường ở những người mắc bệnh lý viêm dạ dày. Nó có thể kéo dài ngay cả khi người bệnh đã chuyển sang viêm dạ dày mãn tính.

Đối với những người đau dạ dày nhẹ, triệu chứng có thể xảy ra ít, khoảng vài lần một tuần. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong một khoảng thời gian ngắn kèm theo cảm giác buồn nôn. Cảm giác này sẽ xuất hiện rõ hơn khi người bệnh đang đói hoặc quá no.

Nhưng khi người bệnh ở tình trạng viêm dạ dày mãn tính, tần suất đau sẽ xảy ra nhiều hơn và cường độ lớn hơn. Người bệnh sẽ rất mệt mỏi, xanh xao, ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sức khỏe.

Đau thượng vị buồn nôn cũng là một trong những triệu chứng báo hiệu bệnh ruột thừa. Mặc dù nó không xảy ra nhiều nhưng vẫn có những trường hợp bệnh đau ruột thừa xuất hiện cơn đau ở vùng bụng trên. Vì vậy, khi bị đau, nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và kịp thời.

Những người có bệnh lý về tim mạch cũng có thể gây nên những cơn đau thượng vị buồn nôn. Nhưng nó chỉ xuất hiện khi người bệnh trong tình trạng thiếu máu tim, hay oxy không vận chuyển kịp đến tim sẽ gây đau vùng thượng vị. Dù nó ít xảy ra nhưng cũng không thể chủ quan.

Với những người có bệnh lý về gan như: xơ gan, viêm gan, u gan… sẽ có nguy cơ đau vùng thượng vị ở mức cao hơn. Nguyên nhân đến từ những tổn thương ở gan đã gây sức ép lên vùng thượng vị khiến người bệnh bị đau nhức vùng bụng kèm buồn nôn kéo dài.

Đây là tình trạng giun từ ruột non chui vào ống mật gây ra đau thượng vị nhưng lại hơi lệch sang phải. Những cơn đau sẽ xảy ra ngắt quãng nhưng lại khiến người bệnh đau quằn quại, buồn nôn, xanh xao.

 

Đau thượng vị buồn nôn mang làm cảm giác đau nhức, khó chịu ở hai phía khung sườn, vùng bụng phía trên rốn. Cơn đau sẽ chủ yếu tập trung ở vùng chính giữa và không lan sang hai bên.

Các cơn đau sẽ kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn. Tình trạng đau diễn ra vài giờ khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi, chán ăn và không muốn làm gì.

Thượng vị chính là phần nằm trên rốn và xương ức, tập trung nhiều những cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau, người bệnh nên đến ngay những cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không gây ảnh hưởng tới những cơ quan khác.

 

Để giảm thiểu triệu chứng đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn thực hiện và chú ý tới từng biểu hiện khác của cơ thể. Có thể kể đến một số cách như:

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới những cơn đau thượng vị buồn nôn, vì vậy người bệnh cần lưu ý một số điều sau khi xây dựng chế độ ăn cho mình:

  • Ăn những thức ăn mềm, lỏng nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng như: cháo, canh…
  • Bổ sung thêm rau xanh, trái cây vào chế độ ăn
  • Hạn chế sử dụng thức ăn dầu mỡ, chiên xào, thực phẩm cay nóng
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia…
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không để cơ thể quá đói hoặc ăn quá no

Vận động vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, giúp lưu thông khí huyết. Và khi có một sức khỏe tốt thì sẽ dễ dàng đẩy lùi những loại bệnh, hạn chế những bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, giảm cơn đau hiệu quả.

Người bệnh nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đá cầu, tập yoga…

Sử dụng thuốc là phương án tối thiểu nhất đối với người bệnh. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng những loại thuốc kháng sinh, giảm đau để tiêu viêm, trung hòa dịch vị axit, cải thiện tình trạng.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối phải tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh những vấn đề không tốt xảy ra cho cơ thể.

Có thể sử dụng một số mẹo dân gian có thể áp dụng tại nhà, vừa đơn giản lại hiệu quả như:

  • Uống nước muối ấm: Nước muối có khả năng làm dịu nhẹ những cơn đau, co thắt ở thực quản, dạ dày. Từ đó cải thiện được triệu chứng.
  • Chườm ấm: Khi chườm ấm, những cơ ở thực quản và dạ dày sẽ được thư giãn. Vì vậy, chỉ cần chườm khoảng 15-20 phút đã có thể cải thiện được cơn đau hiệu quả.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có công dụng giãn cơ, trung hòa acid, hạn chế những tình trạng như buồn nôn, ợ hơi… Vì vậy người bệnh có thể sử dụng trà hoa cúc để giảm những cơn đau thượng vị buồn nôn.

Khi người bệnh có triệu chứng đau thượng vị buồn nôn, nên đến những cơ sở y tế để được xét nghiệm và biết rõ bệnh tình, có phương pháp tốt nhất để kiểm soát được bệnh. Không nên đợi đến khi bệnh biến chuyển nặng mới tìm gặp bác sĩ.

Đau thượng vị buồn nôn là tình trạng dần thấy nhiều ở giới trẻ do uống ăn uống điều độ, lười vận động và cả sự chủ quan. Để bệnh tình không bị biến chuyển nặng, người bệnh nên được chẩn đoán và biết bệnh tình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại thông tin phía dưới, đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tại Dược D-Medic sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng.

5/5 - (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *