Niêm Mạc Mũi Bị Viêm, Phù Nề Do Đâu, Là Bệnh Gì?


Phù nề viêm niêm mạc mũi là tình trạng thường gặp, nếu không điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ dẫn đến biến chứng viêm mũi xoang. Bài viết sau đây, Dược D-Medic sẽ chia sẻ đến bạn đọc tất tần tật về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

 

Là một lớp lót ẩm trong khoang mũi. Niêm mạc bao phủ toàn bộ diện tích thành mũi, gồm những khoang liên quan đến mũi và hệ hô hấp nói chung. Niêm mạc khá mỏng và dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi có những tác động từ bên ngoài.

Niêm mạc mũi có các vai trò chính là:

  • Làm ấm khoang mũi.
  • Giữa và làm tăng độ ẩm hệ hô hấp.
  • Khử trùng, ngăn chặn các mầm bệnh và các chất bẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
  • Bao phủ hệ thống dây thần kinh giao cảm và tam thoa, giúp điều chỉnh biên độ của các cơ hô hấp ở lồng ngực.

Niêm mạc mũi có cấu trúc gồm nhiều những mạch máu và những tế bào của nó luôn tiết ra các chất nhầy. Khi niêm mạc bị những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài tấn công (bụi bẩn, vi khuẩn, virus,…) thì sẽ bị chất nhầy này cản lại. Sau đó, chất nhầy bao phủ lại các dị nguyên và được lông mũi di chuyển đến phía tiền đình để loại bỏ ra ngoài, đó chính là thứ mà chúng ta gọi là rỉ mũi.

Vì niêm mạc của mũi luôn tiết ra các chất nhầy nên cho dù mũi phải hít thở liên tục. Tiếp nhận một lượng không khí lớn nhưng phần trước của hốc mũi và phần sau luôn được làm sạch liên tục. Nếu niêm mạc mũi bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra lượng chất nhầy giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và giữ lại độ ẩm cho các mô.

 

Phù nề niêm mạc mũi là tình trạng lớp niêm mạc bị sưng, bị viêm và tấy đỏ. Triệu chứng của phù nề niêm mạc thường là ngứa mũi, ngạt mũi, chảy dịch mũi trong, họng đau rát khó chịu và ho.

Một vài nguyên nhân khiến niêm mạc bị phù nề:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến mũi bị kích ứng, gây tổn thương vùng niêm mạc khiến mũi bị phù nề và sưng tấy.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khiến dễ bị nhiễm nhiều loại virus, vi khuẩn.
  • Ngoài ra, trường hợp người bị viêm mũi, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang cũng dễ gây phù nề.
  • Các thói quen ngoáy mũi cũng khiến các lông mao trong lớp niêm mạc bị rụng. Sự tác động của ngón tay gây vỡ hoặc nứt các mạch máu ở lớp niêm mạc khiến cho bị phù nề, có thể kèm theo xuất huyết mũi.
  • Vệ sinh mũi không đúng cách, dùng các dung dịch vệ sinh mũi không rõ nguồn gốc cũng gây tổn thương niêm mạc và dễ gây ra hiện tượng phù nề.

Những triệu chứng phổ biến:

  • Ngứa, đau rát mũi.
  • Mũi có cảm giác sưng tấy, nóng đỏ.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mũi.

Phù nề niêm mạc mũi nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng viêm mũi xoang và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của mũi. Có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Giảm khả năng hô hấp: Làm giảm lượng oxy hít vào. Người bệnh sẽ có các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, bồn chồn, đau ngực… Nếu tình trạng hô hấp khó khăn sẽ dẫn đến phì đại cuốn mũi, kích hoạt hội chứng ngưng thở khi ngủ, đây sẽ là yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch, thậm chí đột tử.
  • Biến chứng hô hấp dưới: Viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phế quản, hen phế quản.
  • Biến chứng mắt: Vi khuẩn theo ống lệ gây viêm kết mạc, viêm túi lệ, tuyến lệ, viêm bờ mi…
  • Biến chứng viêm xoang: Tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan hốc mắt, dây thần kinh võng mạc, màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hoặc huyết khối xoang hang.
  • Mất khứu giác
  • Ung thư mũi

Nguyên tắc khi điều trị là làm giảm sự giãn mạch máu mũi và làm sạch khoang mũi. Một số biện pháp điều trị có thể áp dụng như:

  • Sử dụng nước muối xịt mũi làm sạch mũi. Cách này sẽ làm loãng chất nhầy và làm dịu niêm mạc.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamine để làm giảm các triệu chứng.
  • Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid.
  • Thuốc nhỏ mũi không chứa acetylcholin, thường được sử dụng làm giảm triệu chứng chảy nước mũi là chính. Tuy nhiên, cách này sẽ có một số tác dụng phụ như chảy máu cam và làm khô niêm mạc.
  • Thuốc co mạch giúp giảm tắc nghẽn mũi. Áp dụng cách này sẽ có tác dụng phụ như huyết áp cao, tim đập nhanh và hồi hộp.

Để phòng ngừa viêm niêm mạc mũi, các bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Hằng ngày cần phải vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất, khói bụi, khu vực ẩm thấp.
  • Trường hợp bạn bị dị ứng với dị nguyên như phấn hoa, lông thú nuôi… bạn nên chủ động tránh xa
  • Khi đi ra ngoài bạn nên luôn đeo khẩu trang
  • Nên giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển sang lạnh.
  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vitamin và các thực phẩm tăng cường sức đề kháng
  • Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày (mỗi ngày uống tối thiểu 1.5 – 2 lít nước)
  • Vệ sinh môi trường sống để ngăn chặn tối đa sự xâm nhập các tác nhân gây hại đến mũi

Niêm mạc mũi hoạt động như một lớp màng bảo vệ ngăn chặn mầm bệnh và các dị nguyên, chất bẩn xâm nhập vào khoang mũi cùng như cơ thể. Niêm mạc của mũi cũng dễ bị tổn thương và gặp nhiều vấn đề như bị viêm, bị phù nề dẫn đến mũi bị dị ứng, viêm xoang,…

Mọi thắc mắc về các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, các bạn hãy để lại thông tin, Dược D-Medic sẽ tư vấn miễn phí tận tâm.
[block id=”2090″]

Đọc thêm:
Viêm Xoang: Tổng Hợp Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Dứt Điểm
Nguyên Nhân Bị Viêm Xoang: Tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Triệu Chứng Viêm Xoang: Nhận biết dấu hiệu đặc trưng và phòng ngừa.
Biến Chứng Viêm Xoang: Nguy hiểm nếu không chữa trị dứt điểm
4.7/5 – (4 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.
, , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *