TOP 5 Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất 2022


Có thể nhận thấy viêm mũi dị ứng là một bệnh lý rất dễ gặp bởi các tác nhân xung quanh môi trường sống của chúng ta. Khiến cho người bệnh cảm thấy uể oải, khó chịu, mệt mỏi, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh mãn tính nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, Dược D-Medic sẽ giúp bạn hiểu rõ về các loại thuốc viêm mũi dị ứng cũng như liều lượng sử dụng để góp phần giúp người bệnh có thể điều trị bệnh một cách dứt điểm và hiệu quả nhất.

Viêm mũi dị ứng hay còn có tên khoa học là Allergic rhinitis. Khi mắc bệnh, người bệnh thường có các dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì liên tục, đau đầu, ngứa mũi,…Tuy nhiên, đây không phải hiện tượng bệnh gây ra bởi vi rút mà nguyên nhân dẫn đến bệnh là do các tác nhân bên ngoài môi trường sống, sinh hoạt, làm việc như khói, bụi, thời tiết lạnh, nóng quá, lông động vật, lông vải, bụi gỗ, sơn, khói thuốc lá, keo xịt tóc, gió, độ ẩm, ô nhiễm không khí, nước hoa,….

Tuy không gây hại lớn đến sức khỏe nhưng chúng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Ngoài việc phòng tránh bệnh như tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh thì người bệnh có thể sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng để chữa bệnh nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Thuốc là phương pháp hiệu quả nhanh nhất dành cho các bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất khi bị bệnh.

Theo y khoa, sự giải phóng kháng thể histamin quá mức cho phép để chống lại các tác nhân gây bệnh chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng, chính vì vậy để điều trị bệnh cần phải ức chế lại việc histamin giải phóng tự do

Các loại thuốc kháng Histamin H1, cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H1 bằng cách triệt tiêu hoặc giảm tác dụng của Histamin.

Hiện nay, thuốc điều trị viêm mũi dị ứng H1 được phân thành 2 thế hệ. Thế hệ 1 có tác dụng chống nôn và an thần, trong đó các loại thuốc thuộc thế hệ 2 thì lại không có tác dụng an thần nên tránh gây buồn ngủ cho người bệnh.

Clorpheniramin, Promethazin, Diphenylhydramin, Alimemazin là các loại thuốc thuộc thế hệ 1. Các loại thuốc thuộc thế hệ 2 là Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin, Levocetirizin,….

  • Clorpheniramin còn có tên gọi khác là Chlorpheniramine, là thuốc kháng H1 thế hệ cũ. Cơ chế hoạt động của thuốc là vô hiệu hóa tất cả các tác dụng sinh học của histamin thông qua sự cạnh tranh thụ thể H1, giúp kháng lại histamin làm giảm triệu chứng bệnh viêm mũi. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm, người bệnh nên sử dụng thuốc trước khi đi ngủ và
  •  Loratadin có tác dụng đối kháng chọn lọc thụ thể H1 làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mũi,…
  • Fexofenadine là một chất chuyển hóa của Terfenadin cũng có tác dụng đối kháng chọn lọc thụ thể H1, giúp hạn chế cơ thể tiết ra histamin gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Levocetirizine được bào chế dạng viên nén hoặc siro có khả năng điều trị viêm mũi dị ứng nhờ ức chế histamin thông qua trung gian kháng thụ thể H1.

Để làm dịu các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây nên, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để nhỏ vệ sinh mũi, họng. Nước muối sinh lý có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi, hỗ trợ dẫn dịch tiết hô hấp từ đó cải thiện tình trạng khô mũi.

Các loại thuốc dạng xịt có chứa corticoid có tác dụng giảm đi các triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi nghẹt mũi ở người mắc bệnh. Sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng dạng xịt cần phải kiên trì và sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng corticoid.

Các nhóm thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm Penicillin, Cephalosporin,…tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân tuyệt đối phải tuân thủ đúng liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ nhé!

Khi bị viêm mũi dị ứng, triệu chứng hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi khiến người bệnh khó chịu, lâu ngày rất dễ gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Các loại thuốc hỗ trợ thông mũi sẽ có tác dụng làm co mạch, tăng hiệu quả trong việc thông mũi, giảm các triệu chứng nhanh chóng cho người mắc bệnh.

 

Trên đây là các loại thuốc viêm mũi dị ứng hiệu quả, giúp người bệnh giảm thiểu được các triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt nhất người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh như tránh tiếp xúc với khói bụi, lông động vật, bụi vải,…khi làm việc cần mang đủ đồ bảo hộ lao động.
[block id=”2090″]

Đọc thêm:
Viêm Xoang: Tổng Hợp Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Dứt Điểm
Nguyên Nhân Bị Viêm Xoang: Tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Triệu Chứng Viêm Xoang: Nhận biết dấu hiệu đặc trưng và phòng ngừa.
Biến Chứng Viêm Xoang: Nguy hiểm nếu không chữa trị dứt điểm
5/5 – (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.
,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *