Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị Bệnh

Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp ở nhiều đối tượng. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Bệnh thường đi kèm với nhiều triệu chứng như khô da, ngứa, sưng đỏ,… Để hiểu rõ hơn về bệnh này, hãy cùng Dược D-Medic tìm hiểu các thông tin dưới đây.

Viêm da cơ địa là một trong các dạng của bệnh chàm (eczema), là một bệnh lý viêm da mạn tính xuất hiện ở người. Bệnh có cơ chế bệnh sinh phức tạp và thường liên quan đến di truyền hay rối loạn chức năng miễn dịch. Một số trường hợp bệnh nhẹ do tác nhân môi trường gây nên.

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, mặt, vùng tay và chân. Vùng da bị viêm sẽ xuất hiện các vết ban đỏ, sần da, ngứa ngáy, đau rát, nổi mụn nước, tiết dịch, ngứa ngáy.

Viêm da cơ địa là một dạng bệnh đặc biệt của bệnh chàm. Vì vậy, bệnh này cũng có nhiều đặc điểm giống với bệnh viêm da khác.

  • Bệnh viêm da tiếp xúc: do dị ứng hoặc kích ứng thường xuất phát từ việc da bị tổn thương do dùng hóa chất.
  • Viêm da thần kinh: cũng là một trong số bệnh thuộc tổ hợp bệnh chàm. Bệnh khiến màng da người bệnh dày lên do cọ xát hoặc gãi quá nhiều.
  • Viêm da ứ nước: là tình trạng da chịu kích ứng, thường gặp ở người tuần hoàn máu kém. Bệnh chỉ phát ra ở khu vực cẳng chân là chủ yếu.
  • Nứt nẻ gót chân: là một bệnh lý mãn tính của bệnh chàm. Da bàn chân, bàn tay tăng sừng quá mức gây nên những đường nứt dưới da, chảy máu.

Hiện nay, giới chuyên gia chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do da quá khô. Lâu dần, da chịu nhiều kích thích cùng những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh gây nên mẩn ngứa.

Nguyên nhân thứ hai khiến người bệnh gặp tình trạng viêm da cơ địa là do di truyền. Nếu gia đình người bệnh có tiền sử bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Thì những thế hệ sau cũng có khả năng mắc bệnh này.

Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố khác tác động làm tình trạng viêm da trở nên nặng nề hơn. Cụ thể, người bệnh thường xuyên tắm nước nóng, thay đổi sữa tắm, dầu rửa liên tục, sự tăng tiết mồ hôi bất thường.

Một số trường hợp bệnh nhân phải tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, mặc đồ vải thấm hút mồ hôi không tốt….

Biểu hiện của viêm da cơ địa nhẹ thường xuất hiện những nốt đỏ, phù, tróc vảy. Một số trường hợp xuất hiện các mảng rỉ dịch hay mụn nước. Tình trạng ngứa xuất hiện nhiều nhất vào buổi đêm.

Các biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Bệnh có thể sẽ chia thành nhiều giai đoạn và biến mất trong một thời gian.

Bệnh viêm da cơ địa nặng chuyển biến xấu khi các vết thương gây cản trở hoạt động của người bệnh. Dấu hiệu viêm da cơ địa nặng là tình trạng nhiễm trùng da trở nên nghiêm trọng với nhiều vảy tiết màu vàng.

Những vùng da xung quanh sưng đỏ và trẻ sốt cao hơn bình thường. Các triệu chứng kéo dài dai dẳng không đỡ dù đã dùng thuốc điều trị.

Trẻ em và người trưởng thành đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa đa thể. Tùy vào độ tuổi và tiến triển bệnh mà các biểu hiện viêm da cơ địa sẽ khác nhau.

Các dấu hiệu viêm da cơ địa ở người lớn không thể hiện rõ như ở trẻ em. Nguyên do là bởi người lớn có nhiều kháng thể và sức đề kháng tốt hơn trẻ em. Biểu hiện bệnh khởi phát bệnh là xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên da hoặc da bị khô sần.

Nếu như bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Xuất hiện nhiều nốt ban đỏ.
  • Bề mặt da xuất hiện nhiều vết mụn nước nhỏ và nông.
  • Mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch gây phù nề da.
  • Vùng da xung quanh vùng tổn thương ngứa, nóng rát, sưng đau khó chịu.
  • Da có thể bị bội nhiễm hay loét, mụn mủ…

Khi bệnh biến thể thành bệnh mạn tính, bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện như:

  • Vùng da tổn thương trở nên thâm sạm, dày sừng và nứt nẻ
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Tái đi tái lại nhiều lần trong năm hoặc khi thay đổi thời tiết

Trẻ em là đối tượng mắc nhiều nhất. Trong đó, trẻ từ độ tuổi 0-1 tuổi chiếm 60% số ca bệnh. Bệnh khởi phát bằng các dấu hiệu như:

  • Xuất hiện nhiều nốt ban đỏ, tróc vảy ở 2 bên gò má, quanh miệng, trán, cổ, bẹn, các nếp da.
  • Các nốt ban đỏ chứa nhiều mụn nước nhỏ.
  • Khi mụn nước vỡ ra sẽ chảy dịch gây viêm trợt.
  • Vết loét không được điều trị sẽ đóng vảy, khô và bong tróc. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Các triệu chứng khác đi kèm như tiêu chảy, viêm tai giữa.
  • Bệnh gây khó chịu cho trẻ, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ.

Đối với những trẻ có độ tuổi từ 2-12 tuổi, viêm da cơ địa còn đi kèm với đục thủy tinh thể hay viêm kết mạc dị ứng. Một số triệu chứng bệnh xuất hiện ở trẻ như:

  • Da trở nên thô sần, nứt nẻ và ngứa ngáy.
  • Các vùng tổn thương xuất hiện ở vùng sau đầu gối, trên đầu gối, các khuỷu tay, kẽ da…
  • Các mảng lichen dạng hóa đĩa xuất hiện dày đặc.

Bệnh viêm da cơ địa chàm không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đầy đủ, đúng cách, bệnh dễ để lại biến chứng như:

  • Nguy cơ bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô. Thống kê cho thấy, hơn 50% trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ mắc hai loại bệnh này.
  • Bệnh viêm da thần kinh mãn tính là biến chứng nguy hiểm của viêm da chàm. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những vết da có vảy và ngứa mãn tính. Người bệnh có xu hướng gãi càng nhiều thì càng ngứa. Vùng da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, lớp sừng dày và đổi màu.
  • Tình trạng nhiễm trùng da gây khó chịu cho người bệnh. Biến chứng này thường gặp nhiều với người làm việc trong môi trường ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa…
  • Bệnh viêm da tiếp xúc hoặc kích ứng khi người bệnh tiếp xúc nhiều với hóa chất, mỹ phẩm..
  • Viêm da cơ địa gây rối loạn giấc ngủ do gãi ngứa nhiều.

Viêm da cơ địa có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà thời gian điều trị có thể ngắn hoặc dài.

Bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu bất thường cần trực tiếp đến thăm khám tại cơ sở y tế để xác định đúng tình trạng bệnh trước khi điều trị. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám, đánh giá tình trạng bệnh. Căn cứ vào độ tuổi, triệu chứng, cơ địa để đề ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đông y hướng tới điều trị bệnh cơ địa dựa vào căn nguyên bệnh, cải thiện dần các triệu chứng bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho làn da phục hồi. Các bài thuốc đều có nguồn gốc thiên nhiên an toàn tuyệt đối, ít tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài. Sử dụng thuốc đều đặn để cơ thể giảm ngứa, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Thuốc được chế biến thành các loại thuốc bôi da hay cao ngâm, vô cùng tiện lợi.

Medi Skin là bộ sản phẩm đặc trị viêm da cơ địa có công thức nghiên cứu riêng biệt mang đến hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị. Bộ sản phẩm Medi Skin được kết hợp dựa trên nền tảng y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại. Một số thành phần quý tiêu biểu như Uy linh tiên, Hoàng đơn, Mần trầu, Hương nhu,…

Sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đã được kiểm định an toàn chất lượng do Tổng cục đo lường chất lượng cấp. Bệnh nhân sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày, hiệu quả thấy rõ sau 4 tuần sử dụng.

Để hạn chế tối đa bệnh tái phát bằng những cách sau:

  • Chăm sóc da sạch sẽ và thường xuyên, nhất là khi đổ mồ hôi nhiều, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế tắm nước nóng để tránh khô da.
  • Nên lựa chọn sản phẩm sữa tắm hoặc cao tắm dịu nhẹ với làn da.
  • Cần hạn chế ăn hải sản, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc chống dị ứng. Khi có dấu hiệu khởi phát bệnh, cần tìm đến chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp.

Như vậy, Dược D-Medic đã cung cấp đến bạn thông tin về bệnh viêm da cơ địa là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin phía bên dưới, chuyên gia tại Dược D-Medic sẽ liên hệ tư vấn cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *