Hiện nay, viêm mũi là bệnh lý rất phổ biến. Tùy vào nguyên nhân khác nhau mà bệnh được chia ra nhiều dạng khác nhau. Hãy cùng Dược D-Medic tìm hiểu về bệnh viêm mũi là gì và các triệu chứng cũng như cách điều trị, phòng ngừa bệnh lý này nhé!
Bệnh viêm mũi là gì?
Viêm mũi là tình trạng bị viêm, sưng lớp niêm mạc mũi, gây ra tình trạng kích ứng. Mũi bị viêm là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay và bất kì ai, dù ở độ tuổi nào cũng có thể mắc.
Có nhiều nguyên nhân khiến mũi bị viêm như do virus, vi khuẩn, thời tiết, chất kích thích hoặc các tác nhân gây dị ứng. Việc chẩn đoán bệnh dựa trên những biểu hiện lâm sàng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Triệu chứng, biểu hiện
Những dấu hiệu viêm mũi có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường ảnh hưởng đến khoang mũi, cổ họng và mắt, bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Ngứa mũi, họng, mắt và tai
- Chảy dịch mũi sau
- Hắt xì
- Ho
- Viêm họng
- Chảy nước mắt
- Ngủ ngáy
- Đau đầu
- Đau mặt
- Giảm khứu giác, vị giác và thính giác.
Nguyên nhân và các trường hợp thường gặp
Dựa vào các nguyên nhân có thể chia thành 3 dạng mũi bị viêm như sau:
Mũi bị viêm do nhiễm trùng
Dạng này thường bị gây ra bởi các vi khuẩn, virus bao gồm cả cảm cúm và viêm xoang. Dựa vào thời gian biểu hiện tình trạng viêm mà chia làm 2 loại:
- Cấp tính: trường hợp bị viêm trong thời gian ngắn, có thể điều trị bằng thuốc xịt và kháng sinh qua đường uống.
- Mạn tính: là tình trạng bị viêm kéo dài, tình trạng này không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ điều trị trong đợt cấp tính. Thông thường trường hợp này có thể đi kèm với bệnh viêm xoang và một số bệnh lý khác.
Mũi viêm do dị ứng
Những yếu tố có khả năng gây ra phản ứng kích thích như phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, cỏ, dị vật, bụi, hải sản… Ngoài ra, thời tiết thay đổi bất thường hoặc cơ thể mẫn cảm với nhiệt độ môi trường cũng có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng.
Người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng nên tránh xa những chất gây dị ứng. Mặc dù đây không phải là phương pháp triệt để nhất nhưng lại có thể hạn chế được tối đa nguyên nhân gây ra bệnh.
Viêm mũi không do dị ứng
Bệnh có thể gây ra từ các nguyên nhân:
- Môi trường công việc độc hại, khói thuốc lá, hormon, quá trình lão hóa, phản ứng với thuốc đang điều trị,…
- Ở các trường hợp mạn tính sẽ có tình trạng viêm teo mũi.
- Hít phải các dị nguyên như nấm mốc, bụi, phấn hoa, lông vật nuôi… nhưng lại không gây kích ứng mà gây ra giãn mạch máu bên trong mũi (viêm mũi vận mạch).
- Một số trường hợp do lạm dụng thuốc thông mũi, xịt mũi, rửa mũi quá mức gây ra tác dụng ngược.
Tùy vào những nguyên nhân khác nhau mà triệu chứng viêm mũi cũng có sự thay đổi. Nhiều người bệnh sẽ có triệu chứng mũi khô, đóng vảy bên trong, mùi hôi, chảy máu cam và thậm chí mất khứu giác.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và hỏi về những triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Vì triệu chứng của một số dạng viêm mũi tương đối giống nhau, nên bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra dị ứng bằng cách xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da, từ đó xác định bệnh có liên quan đến dị ứng hay không. Cũng có thể Chụp CT để chẩn đoán và kiểm tra những thay đổi trong khoang mũi.
Cách điều trị viêm mũi
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh hoặc dựa vào chẩn đoán, cụ thể:
Do dị ứng:
Đối với viêm mũi dị ứng, người bệnh nên tránh tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, hải sản, lông thú cưng, nấm mốc.
Sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid không kê đơn hoặc có kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Các loại thuốc khác có thể gồm: thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc khác.
Tăng cường thể chất, tăng cường sức đề kháng để giảm độ nhạy cảm của người bệnh với những tác nhân gây dị ứng.
Do không dị ứng:
Trường hợp mũi bị viêm không phải do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc có kê đơn như thuốc xịt mũi corticosteroid, xịt mũi kháng histamine, nước muối sinh lý hoặc thuốc thông mũi để điều trị.
Do bất thường cấu trúc mũi:
Nếu nguyên nhân khiến mũi bị viêm là do các bất thường trong cấu trúc khoang mũi, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục.
Cách phòng ngừa
Vì là phản ứng của hệ miễn dịch nên thường sẽ không có cách phòng ngừa căn bệnh viêm mũi. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh và giảm thiểu trực chứng để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như hải sản, phấn hoa, khói bụi…và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu viêm mũi không liên quan đến các tác nhân dị ứng, bạn có thể làm những cách sau đây để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát:
- Tránh các tác nhân dị ứng gây bệnh hoặc khiến bệnh thêm trầm trọng
- Không nên lạm dụng thuốc thông mũi
- Liên hệ với bác sĩ nếu việc điều trị bệnh không hiệu quả, bác sĩ có thể thay đổi để cách trị để có hiệu quả tốt hơn.
Tổng kết
Tùy vào mỗi nguyên nhân và triệu chứng mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và sử dụng các cách điều trị riêng. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, điều này vô cùng nguy hiểm vì đôi khi sẽ gặp các tác dụng phụ khiến bệnh ngày càng nặng hơn và việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian. Mọi thắc mắc về viêm mũi, bạn hãy để lại thông tin Dược D-Medic sẽ tư vấn miễn phí.
[block id=”2090″]