Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Chữa Được Không?


Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất dễ gặp hiện nay, nó lại rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy mà câu hỏi rất nhiều người đặt ra là viêm mũi dị ứng có chữa được không? Viêm mũi dị ứng có trị hết không? Những thắc mắc đó sẽ được Dược D-Medic giải đáp trong bài viết này, cùng nhau đón đọc nhé!

Bệnh viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy và có những biểu hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi. Bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây cho khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng phổ biến thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm: hắt xì, sổ mũi, nghẹt mũi, mũi ngứa, ho, đau họng hoặc ngứa họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, quầng thâm dưới mắt, phát ban, đau đầu thường xuyên.

Viêm mũi dị ứng sẽ được phân từng loại theo từng nguyên nhân và yếu tố gây dị ứng:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: các yếu tố thời tiết là nguyên nhân chính. Thay đổi nhiệt đột ngột, nấm mốc cũng gây viêm mũi dị ứng.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: các tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn…
  • Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: các dị nguyên đồ ăn, hải sản, nấm mốc có thể cũng gây ra viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: các tác nhân xung quanh môi trường làm việc như bụi bẩn, hóa chất, bụi gỗ…

Viêm mũi dị ứng có trị hết không? Bệnh viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn, bệnh tái phát nhiều lần tùy theo cơ địa mỗi người và môi trường, thói quen sinh sống. Tuy viêm mũi dị ứng có thể kiểm soát được các triệu  nếu người bệnh áp dụng phương pháp điều trị đúng cách.

Đọc thêm:
Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Nước Muối Hiệu Quả

Bạn có thể điều trị và kiểm soát viêm mũi dị ứng bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và các biện pháp khắc phục tại nhà. Một số loại thuốc thông thường được bác sĩ chỉ định để chữa viêm mũi dị ứng:

Nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H1 của histamin, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng.

Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc xịt mũi để làm giảm những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, giúp cho đường thở trở nên thông thoáng hơn. Mỗi ngày, bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể xịt từ 2 đến 4 lần để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là thuốc xịt mũi chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị viêm tắc ruột, nhiễm khuẩn lao…

Đọc thêm:
Xịt Đặc Trị Dứt Điểm Viêm Mũi Dị Ứng – Viêm Xoang

Nhóm thuốc này thường được bác sĩ khuyên sử dụng kèm theo nhóm thuốc kháng histamin để có tác dụng giúp giảm phù nề, chấm dứt nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở…

Tuy nhiên người bệnh khi sử dụng thuốc co mạch cần lưu ý đến một số tác dụng phụ như: tức ngực, huyết áp tăng, chán ăn, buồn nôn, choáng váng, tay chân run lạnh… Do vậy mà thuốc chống co mạch thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng huyết áp cao, bệnh mạch vành, tiểu đường.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân viêm mũi dị ứng do bội nhiễm nấm men hoặc vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thêm một số nhóm thuốc kháng sinh để hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh. Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện các hiện tượng buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Đối với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để cải thiện bệnh hiệu quả. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để cải thiện dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đảm bảo môi trường sinh hoạt luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc. Môi trường ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo hợp vệ sinh, tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm gây kích ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc với lông động vật thú cứng như chó, mèo và các tác nhân khác như nước hoa, phấn hoa…

Vì viêm mũi dị ứng là bệnh lý không nguy hiểm nên không ít người thường chủ quan. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ rất dễ gây biến chứng nguy hiểm như: Viêm xoang mạn tính, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Do đó, bạn cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị tích cực.

Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có câu trả lời cho viêm mũi dị ứng có chữa được không. Viêm mũi dị ứng cần kiểm soát các triệu chứng, tình trạng nặng có thể gây ra các biến như: viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang mạn tính… Vì vậy mà khi phát hiện những triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bạn cần đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ hoặc để lại thông tin, đội ngũ dược sĩ của Dược D-Medic sẽ tư vấn miễn phí.

[gap]

[accordion]

[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]

1. Understanding Hay Fever — the Basics

https://www.webmd.com/allergies/understanding-hay-fever-basics

2. Allergic Rhinitis

https://www.healthline.com/health/allergic-rhinitis

[/accordion-item]

[/accordion]
[block id=”2090″]

Đọc thêm:
Viêm Xoang: Tổng Hợp Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Dứt Điểm
Nguyên Nhân Bị Viêm Xoang: Tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Triệu Chứng Viêm Xoang: Nhận biết dấu hiệu đặc trưng và phòng ngừa.
Biến Chứng Viêm Xoang: Nguy hiểm nếu không chữa trị dứt điểm
5/5 – (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.
,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *