Viêm Mũi Mạn Tính Là Gì? Có Chữa Hết Không?


Ngày nay, viêm mũi mạn tính (viêm mũi mãn tính) ngày càng trở nên phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm. Vậy viêm mũi mạn tính có nguy hiểm không hãy cùng Dược D-Medic tìm hiểu qua bài viết này nhé!

 

Viêm mũi mạn tính là tình trạng viêm mũi kéo dài trên 3 tháng. Niêm mạc bên dưới bị nhiễm trùng vì một lý do nào đó hoặc các tác nhân như virus, vi khuẩn, cơ địa hoặc do nguyên nhân khác.

Hầu hết viêm mũi họng mãn tính là do dị ứng, khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trở nên quá nhạy cảm với hóa chất và bụi bẩn, gây ra tình trạng viêm và sưng tấy mô mũi. Theo thống kê, có khoảng 10% dân số bị dị ứng mũi từ khi còn rất nhỏ.

Viêm mũi mạn tính nếu để lâu sẽ kéo theo nhiều bệnh lý khác như lệch vách ngăn mũi, viêm xoang, polyp mũi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm dây thần kinh, viêm mũi, viêm họng…

Chảy dịch mũi sau (dịch mũi chảy xuống họng) là một trong những đặc điểm thường gặp của bệnh viêm mũi mạn tính. Chảy dịch mũi sau có thể dẫn đến tình trạng đau họng mạn tính, ho mạn tính hoặc hắng giọng.

Theo những nghiên cứu, hầu hết người mắc viêm mũi mạn tính chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

  • Do môi trường: Môi trường xung quanh bạn bụi bẩn, nhiều khói bụi và phải tiếp xúc với chất độc hại.
  • Do di truyền: Trong gia đình từng có tiền sử mắc viêm mũi thì bạn có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
  • Do cơ địa dị ứng: Có nhiều trường hợp dễ bị dị ứng với phấn hoa, thức ăn, lông vật nuôi hoặc nấm mốc…
  • Do hậu phẫu thuật: Trường hợp từng phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi…cũng đều có nguy cơ mắc viêm mũi.

Viêm mũi mạn tính được chia thành 2 loại chính: viêm mũi mạn tính quá phát và viêm mũi mạn tính xuất tiết. Mỗi loại sẽ có những triệu chứng khác nhau, về cơ bản có thể tóm lược như sau:

  • Viêm mũi mãn tính quá phát: Loại này thường sẽ gặp ở người lớn. Triệu chứng viêm mũi mãn tính quá phát hay gặp phải nhất chính là cảm giác nghẹt tắc mũi, đôi lúc có tình trạng xuất tiết.
  • Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Đối tượng thường mắc là trẻ em. Các triệu chứng viêm mũi mãn tính xuất tiết như chảy nước mũi, cuống mũi sưng to làm hẹp đường thở làm cho người bệnh khó thở, niêm mạc mũi bị phù nề, ứ đọng nhiều dịch nhầy…

 

Viêm mũi là một bệnh lý đường hô hấp rất dễ điều trị và các triệu chứng nhẹ nên nhiều người có tâm lý chủ quan. Vì vậy, bệnh viêm mũi mạn tính mà không điều trị sẽ gây ra một số bệnh nặng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm màng não và những bệnh lý khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số biến chứng nếu viêm mũi mạn tính không được điều trị kịp thời:

  • Ung thư mũi: Nếu để lâu ngày không điều trị, viêm mũi rất dễ biến chứng thành ác tính và phát triển thành ung thư.
  • Ngủ ngáy nhiều: Nghẹt mũi kéo dài người bệnh hít thở khó khăn và phải thở bằng miệng nên gây ra tình trạng ngủ ngáy. Trong trường hợp này lượng oxy cung cấp không đủ lên não, từ đó có thể gây nhồi máu não, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến đột tử.
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Viêm mũi có thể gây khó chịu, làm tâm trạng người bệnh lúc nào cũng trở nên cáu gắt, căng thẳng, stress.
  • Xuất hiện polyp mũi: Trong trường hợp polyp tăng trưởng, phì đại che lấp cửa cánh mũi khiến người bệnh khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng tai giữa: Chất nhầy mũi dày đặc gây tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến tai giữa.

 

Điều trị viêm mũi mạn tính đã không còn quá khó khăn nhờ nên y học tiên tiến cùng với các trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục và hỗ trợ điều trị bệnh tùy theo từng trường hợp tình trạng của bệnh nhân:

  • Sử dụng thuốc điều trị: Tình trạng viêm mũi chưa nặng lắm, bác sĩ có thể chỉ định kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng viêm mũi, ngạt mũi. Lưu ý, nên sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, không nên tự ý dùng tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Phẫu thuật mũi: Cấu trúc mũi bị tổn thương như vách ngăn mũi bị lệch hoặc xuất hiện polyp mũi cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mũi để điều trị. Phẫu thuật chỉ là lựa chọn cuối cùng khi những phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
  • Các biện pháp tại nhà: Nên vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để tránh tình trạng khô mũi bằng. Hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, bia rượu…Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp giảm viêm và giảm chất dịch tiết ra trong mũi.

Để phòng ngừa mắc viêm mũi mạn tính, cách tốt nhất là tránh các tác nhân gây dị ứng từ môi trường. Bạn có thể áp dụng một số cách ngăn ngừa các dị nguyên và các yếu tố gây bệnh như sau:

  • Cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, trong lúc dọn dẹp nhà cửa.
  • Tạo ẩm không khí bằng máy tạo ẩm.
  • Thường xuyên vệ sinh và thay đổi bộ lọc hệ thống sưởi, hệ thống điều hòa.
  • Vệ sinh môi trường sống và các đồ dùng hằng ngày như gối, chăn, ga giường sạch sẽ.
  • Thường xuyên tắm và chải lông cho thú cưng.
  • Tránh khói thuốc lá và các chất kích thích từ rượu, bia, cà phê,…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là mũi, họng, miệng, mắt, tai

 

Bệnh viêm mũi mãn tính có khả năng tái phát cao trong một năm, đặc biệt khi chuyển mùa và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa và khi có biểu hiện của bệnh thì cần đến thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị tích cực từ sớm. Mọi thắc mắc về bệnh viêm mũi mạn tính, Dược D-Medic sẽ tận tâm tư vấn miễn phí, vì vậy bạn đừng ngần ngại để lại thông tin nhé!
[block id=”2090″]

Đọc thêm:
Viêm Xoang: Tổng Hợp Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Dứt Điểm
Nguyên Nhân Bị Viêm Xoang: Tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Triệu Chứng Viêm Xoang: Nhận biết dấu hiệu đặc trưng và phòng ngừa.
Biến Chứng Viêm Xoang: Nguy hiểm nếu không chữa trị dứt điểm
5/5 – (2 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.
,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *