Viêm mũi vận mạch là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới sự tác động của các tác nhân như thời tiết, nhiễm nấm, vi khuẩn. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sau đây Dược D-Medic sẽ chia sẻ đến các bạn tất tần tật về căn bệnh viêm mũi vận mạch, bao cả cách điều trị, cùng nhau theo dõi nhé!
Bệnh viêm mũi vận mạch là gì?
Viêm mũi vận mạch còn được gọi là viêm mũi vô căn, là loại viêm mũi không do dị ứng thường gặp nhất. Là chứng viêm mũi không do dị ứng, không do nhiễm trùng, không có nguyên nhân rõ ràng nào. Để chẩn đoán được, bác sĩ sẽ loại trừ hết các nguyên nhân khác có thể gây ra viêm mũi.
Điều trị quan trọng là tránh các tác nhân gây kích thích đã biết cùng với hỗ trợ điều trị y khoa. Có thể can thiệp phẫu thuật khi tất cả những phương pháp khác đều thất bại.
Nguyên nhân
Viêm mũi vận mạch xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi giãn rộng làm cho xung huyết và tắc nghẽn, có thể chảy chất nhầy từ mũi. Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm mũi, một số yếu tố gây nên tình trạng bệnh này như:
- Do sự thay đổi môi trường, thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm. Đặc biệt là trong thời tiết hanh khô dễ gây kích ứng niêm mạc mũi.
- Môi trường và không khí ô nhiễm
- Dị ứng với các tác nhân như nước hoa, khói thuốc…
- Cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm lạnh cũng là tác nhân gây viêm mũi vận mạch.
- Do tác dụng của một số loại thuốc: thuốc thần kinh, thuốc giảm đau, thuốc cao huyết áp, thuốc kháng viêm không steroid…
- Rối loạn nội tiết tố: nội tiết tố thay đổi như phụ nữ mang thai khiến nguy cơ mắc viêm mũi vận mạch cao hơn bình thường hoặc tình trạng về hormone khác như suy giáp.
- Do các loại thực phẩm cay nóng.
- Làm việc trong môi trường máy lạnh thường xuyên, cộng thêm vào đó là áp lực, căng thẳng, stress công việc.
Dấu hiệu nhận biết
Người mắc bệnh viêm mũi vận mạch thường phải đối diện với những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày, như:
- Hắt xì liên tục
- Chảy nước mũi, sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Có dịch chảy vào hệ thống các xoang
Những triệu chứng của viêm mũi vận mạch có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, các dấu hiệu có thể nặng hơn vào buổi sáng hoặc khi tâm trạng buồn phiền. Những triệu chứng này có thể tự xuất hiện rồi tự biến mất.
Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài mà không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến bội nhiễm với các triệu chứng nặng hơn, thậm chí không đáp ứng với thuốc điều trị. Vì vậy bạn không nên chủ quan, khiến bệnh trở nặng và gây hại đến sức khỏe.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi đàn ông. Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh bao gồm:
- Độ tuổi: bệnh thường xuất hiện ở những người trên 20 tuổi.
- Những đối tượng thường tiếp xúc các chất kích thích, khói bụi, ô nhiễm và khói thuốc lá.
- Phụ nữ mang thai: sự thay đổi hormone khi đang mang thai hoặc có kinh nguyệt có thể làm tắc nghẽn mũi thường xuyên hơn.
- Sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể gây tắc nghẽn mũi nặng hơn.
- Căng thẳng: thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng có nguy cơ cao bị viêm mũi.
- Các vấn đề sức khỏe khác: hội chứng suy giáp, mệt mỏi mạn tính, cảm lạnh, cảm cúm….cũng có thể tác động, làm xấu tình trạng viêm mũi vận mạch.
Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Cách điều trị
Để điều trị viêm mũi vận mạch, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc kháng viêm xịt mũi có chứa corticosteroid như fluticasone
- Thuốc kháng histamin như azelastine dạng xịt
- Thuốc kháng cholinergic dạng xịt chống rò rỉ như ipratropium
- Thuốc làm co mạch pseudoephedrine
- Thuốc chống chảy mũi đặc hiệu trong trường hợp chảy mũi.
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần có một tâm lý thoải mái vui vẻ, thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe.
Cách phòng ngừa
Bạn có thể thực hiện một số cách tại nhà để phòng tránh viêm mũi vận mạch như sau:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm giảm triệu chứng và cách này hầu như không có tác dụng phụ.
- Tránh các tác nhân kích thích có thể giúp ngăn ngừa xuất hiện triệu chứng. Các tác nhân kích thích có thể là: mùi hương, không khí lạnh, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, thức uống có cồn…
- Bạn có thể phòng tránh bằng corticoid hoặc histamin xịt tại chỗ theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh lạm dụng thuốc xịt thông mũi, ví dụ như oxymetazoline.
- Giữ ấm cho cơ thể nhất là vùng mũi và vùng cổ
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
- Xây dựng chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch.
Tổng kết
Viêm mũi vận mạch là loại viêm mũi không dị ứng rất hay thường gặp, triệu chứng của bệnh có thể dai dẳng hoặc ngắt quãng. Hy vọng qua bài viết trên, Dược D-Medic đã đem đến những thông tin hữu ích đến các bạn. Nếu có thắc mắc cần được tư vấn, bạn hãy để lại thông tin đội ngũ Dược D-Medic sẽ liên hệ và tư vấn miễn phí.
[block id=”2090″]