Viêm Xoang Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Viêm Xoang Cấp

Viêm xoang cấp - DFOLI

Viêm xoang cấp là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến hiện nay, bệnh thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau trong khoảng một thời gian ngắn. Nếu không được diều trị dứt điểm phù hợp, sẽ phát triển thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm mũi xoang cấp tính thường là do những yếu tố gì tác động và các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào sẽ được Dược D-Medic chia sẻ qua bài viết này.

 

Viêm xoang cấp tính là gì? Viêm xoang cấp (Acute sinusitis) xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm, phù nề ảnh hưởng đến một hay nhiều xoang cạnh mũi. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là các trường hợp có cơ địa dị ứng, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn hoặc người có vấn đề bất thường ở mũi xoang.

Viêm xoang cấp tính kéo dài bao lâu? Thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trung bình khoảng 4 tuần. Nhưng được điều trị sớm sẽ cải thiện trong 7-10 ngày.

Khi bị viêm mũi xoang cấp tính, người bệnh thường hay bị nghẹt mũi gây khó thở, đau đầu, đau nhức mặt, sốt hoặc dịch mũi đặc… Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể phát triển thành mạn tính cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm xoang cấp tính thường là do những yếu tố gì tác động

Rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang cấp. Trong đó có thể kể đến những yếu tố sau:

  • Nhiễm nấm, vi khuẩn, virus hoặc siêu vi
  • Nhiễm khuẩn vòm họng hoặc răng lợi
  • Virus cảm lạnh
  • Mắc bệnh các về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan
  • Mắc bệnh toàn thân như xơ gan
  • Mắc những bệnh khiến hệ miễn dịch suy yếu
  • Gặp một số bất thường về giải phẫu như quá phát mỏm móc, bị VA quá phát, bóng sàng, vách ngăn vẹo lệch, bóng khí cuốn giữa, các khối u xuất hiện trong vùng họng…

Ngoài ra, nguyên nhân viêm xoang cấp tính cũng có thể do dị ứng hoặc sốt khiến xoang bị ảnh hưởng.

Khi bệnh tiến triển, dấu hiệu viêm xoang cấp thường có cảm giác đau nhức ở vùng mặt xoang bị viêm. Đi kèm với đó là các triệu chứng như sau:

  • Tắc nghẹt mũi: dẫn đến khó thở, giảm khứu giác, mất khả năng khứu giác tạm thời.
  • Thay đổi màu dịch mũi: dịch mũi thường đặc và có màu vàng hoặc màu xanh lục
  • Sốt do nhiễm trùng
  • Đau nhức mặt: ở các vị trí quanh mắt, mũi, trán hoặc má. Tình trạng này nặng hơn khi cúi thấp đầu.
  • Đau nhức hàm: ở hàm trên hoặc răng
  • Tăng áp suất ở tai
  • Vị giác giảm: mất cảm giác ngon miệng khi ăn
  • Hắt hơi, sổ mũi, ho: dịch mũi chảy xuống họng làm kích thích các cơn ho, nhất là vào ban đêm
  • Cơ thể mệt mỏi
Đọc thêm:
Triệu Chứng Viêm Xoang Nặng: Nhận biết tránh biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị dứt điểm kịp thời

Bệnh viêm xoang mũi cấp không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm xoang mạn tính. Khi đó bệnh kéo dài dai dẳng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những nguy cơ tiềm ẩn nếu để viêm xoang cấp tính trong thời gian dài:

  • Nhiễm trùng hốc mắt: viêm xoang có thể lây lan đến mắt gây viêm mí mắt hoặc viêm mô tế bào ở mắt.
  • Viêm màng não: biến chứng này xảy ra ở các trường hợp bị viêm xoang sàng hay viêm xoang bướm cấp nhiều hơn.
  • Áp xe ngoài màng cứng, áp xe não: viêm xoang có thể lan rộng hoặc đi theo đường máu gây viêm nhiễm, tụ mủ ở giữa xương sọ và màng cứng. Nghiêm trọng hơn, có thể gây ra áp xe não. Biến chứng này chủ yếu đến từ viêm xoang trán.
  • Tắc tĩnh mạch xoang hang: xảy ra khi cục huyết khối nhiễm khuẩn từ trên mắt chảy về phía sau gây viêm nhiễm và tắc nghẽn mạch xoang hang. Các dấu hiệu thường gặp như phù kết mạc, liệt mắt hoặc thậm chí là mù lòa.
  • Khối sưng phồng của Pott: viêm xoang trán lây lan tới tủy xương trán. Dẫn đến tình trạng viêm xương tuỷ khu trú kết hợp với quá trình phá hủy xương làm cho vùng trán xuất hiện những khối sưng mềm được gọi là khối sưng phồng của Pott.
Đọc thêm:
Viêm Xoang Cấp Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào Hiệu Quả?

Viêm xoang cấp tính có nhiều phương pháp được thực hiện để chẩn đoán bệnh, gồm:

Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ ghi nhận những triệu chứng, kiểm tra tiền sử bệnh, môi trường sống để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán bằng hình ảnh:

  • Nội soi mũi: bác sĩ sẽ quan sát tình trạng tổn thương cũng như sự bất thường trong cấu trúc xoang mũi, đồng thời xác định vị trí các xoang bị viêm.
  • Chụp CT Scanner: thông qua phim CT có thể phản ánh chi tiết cấu trúc vùng xoang mũi.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): chụp MRI có thể giúp phát hiện các biến chứng hoặc phân biệt viêm mũi xoang cấp với những bệnh lý khác như u mũi.

Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu trong máu tăng có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng trong xoang.

Chẩn đoán phân biệt: Bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng và một số kỹ thuật khác để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác có dấu hiệu tương tự. Chẳng hạn như: cảm cúm, viêm mũi dị ứng, khối u tân sinh, đau nhức thái dương hàm, hội chứng đau nửa đầu…

Sau khi có kết quả chẩn đoán có thể xác định được nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn của xoang, từ đó sẽ đưa ra được cách điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.

 

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cải thiện triệu chứng viêm xoang ở dạng xịt, nhỏ mũi hay viên uống

  • Thuốc kháng sinh: trường hợp bệnh ở mức trung bình và không dùng thuốc kháng sinh trong thời gian gần, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc như: Amoxicillin/clavulanate, Cefpodoxime, Cefuroxime, Cefdinir. Trường hợp có sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian gần. Các thuốc quinolon đường hô hấp hoặc cillin/clavulanate và ceftriaxone thường sẽ được lựa chọn trong đợt điều trị tấn công. Khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi, vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà không cho hiệu quả với virus. Bạn nên uống thuốc kháng sinh đúng liều và đủ thời gian để vi khuẩn không bị kháng kháng sinh.
  • Thuốc corticoid: các loại thuốc ở dạng xịt như Fluticasone, Beclomethasone hoặc Mometasone có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm tắc nghẹt mũi. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được khuyến cáo sử dụng trong vài ngày. Lạm dụng loại thuốc này quá mức sẽ khiến tình trạng tắc nghẹt mũi càng thêm nghiêm trọng.
  • Nước muối sinh lý: sử dụng nước muối sinh lý xịt nhỏ mũi nhiều lần trong ngày sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong xoang.
  • Thuốc giảm đau: những loại thuốc Aspirin, Acetaminophen, Tylenol, Ibuprofen, Motrin IB®… có tác dụng hạ sốt, làm giảm triệu chứng đau của bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, thuốc Aspirin không được dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử mắc bệnh thủy đậu hoặc bị cảm cúm.
  • Thuốc kháng histamin: thường được chỉ định để điều trị viêm mũi xoang cấp do dị ứng. Thuốc này cũng giúp kiểm soát những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi cho bạn.

Bệnh viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Phương pháp chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết. Phẫu thuật xoang được chỉ định khi: tình trạng bệnh trở nặng, tái phát nhiều lần, điều trị nội khoa từ 4 – 6 tuần nhưng không có hiệu quả, cấu trúc xoang khác thường, bệnh đã gây biến chứng.

Đọc thêm:
Xịt Mũi Đặc Trị Viêm Xoang Cấp Và Mạn Tính Hiệu Quả Trong 7 Ngày!

Cách phòng ngừa bệnh xoang cấp

Có thể bảo vệ hệ hô hấp, phòng ngừa bệnh viêm xoang cấp và giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai bằng các biện pháp như:

  • Đeo khẩu trang
  • Môi trường sống nên được giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ
  • Hạn chế tiếp xúc với tác các nhân gây dị ứng như: khói bụi, nước hoa, nấm mốc, phấn hoa, thực phẩm lạ, chất kích thích (bia, rượu)…
  • Vệ sinh tai mũi họng đúng cách
  • Khi bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp như như viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm tai giữa hay viêm amidan… thì nên chữa dứt điểm

 

Viêm xoang cấp là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ ai, do vậy mọi người cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức nhằm phòng và điều trị hiệu quả. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu như Dược D-medic đã đề cập, người bệnh cần đến các cơ sở để được thăm khám và xử lý kịp thời.

[gap]

[accordion]

[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo:”]

1. Sinusitis Treatments and Home Remedies

https://www.webmd.com/allergies/sinusitis

2. Acute Sinusitis

https://www.healthline.com/health/acute-sinusitis

3. Acute sinusitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/symptoms-causes/syc-20351671

[/accordion-item]

[/accordion]

[block id=”2090″]

Đọc thêm:
Viêm Xoang: Tổng Hợp Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Dứt Điểm
Nguyên Nhân Bị Viêm Xoang: Tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Triệu Chứng Viêm Xoang: Nhận biết dấu hiệu đặc trưng và phòng ngừa.
Biến Chứng Viêm Xoang: Nguy hiểm nếu không chữa trị dứt điểm
5/5 – (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.
,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *