Vừa Đau Dạ Dày Vừa Đau Đại Tràng Do Đâu Và Cách Trị Phù Hợp

Đau dạ dày và đau đại trạng đều là những bệnh lý thuộc về đường tiêu hóa, đều gây ra những cơn đau dai dẳng và khó chịu cho người bệnh. Vậy, tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng đến từ đâu? Biểu hiện và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Dược D-Medic tìm hiểu qua bài viết sau.

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng - TITALI Dược D-Medic
Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng do đâu? – TITALI Dược D-Medic

Triệu chứng của đau dạ dày và đau đại tràng gần giống nhau, vì vậy, các chuyên gia thường cần đến những phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh cho đúng.

Đau dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến về đường tiêu hóa. Dạ dày đóng vai trò trong hoạt động co bóp, bài tiết và tiêu hóa thức ăn. Đau dạ dày chính là tình trạng dạ dày bị tổn thương, viêm loét khiến người bệnh bị đau nhức, đau âm ỉ.

Đau dạ dày thường gặp ở 3 vị trí sau:

  • Đau thượng vị: Vị trí này nằm trên rốn, dưới xương ức. Những cơn đau ở đây sẽ khiến người bệnh khó chịu, lúc đau dữ dội lúc lại đau âm ỉ, cơn đau có thể lan sang những vùng khác như ngực, lưng.
  • Đau bụng dưới bên trái: Cơn đau ở vùng này sẽ đến khi người bệnh nhịn đói. Sau khi ăn, người bệnh sẽ đỡ đau hơn, nhưng sẽ bắt gặp tình trạng khó tiêu, đầy hơi…
  • Đau vùng bụng giữa: Cơn đau có thể xảy ra quanh rốn, mang lại cho người bệnh cảm giác đau thắt hoặc âm ỉ, lan sang cả những vùng lân cận.
  • Đau thượng vị: kèm theo tức ngực, đau bụng vùng giữa hoặc vùng bên trái, có thể gặp nhiều nhất khi cơ thể đang đói hoặc đang quá no.
  • Buồn nôn: bởi dạ dày bị kích thích vì những tổn thương, thức ăn khó được tiêu hóa sẽ dễ bị trào ngược lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Dạ dày khi bị đau sẽ hoạt động tiêu hóa thức ăn kém đi, thức ăn bị ứ đọng gây ra đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản…
  • Chán ăn: Vì ăn vào bị đau hoặc do thức ăn ứ đọng gây đầy bụng, người bệnh dần sẽ không có cảm giác thèm ăn. Cơ thể lúc đó sẽ không nạp đủ chất dinh dưỡng, gây tình trạng suy nhược, mất cân bằng cơ thể.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là triệu chứng nặng nhất trong vấn đề đau dạ dày. Người bệnh có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân màu đen sạm…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau dạ dày, có thể kể đến như:

  • Nhiễm vi khuẩn HP: Đây là vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày. Loại vi khuẩn này lây lan qua đường ăn uống. Chúng có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày dù nồng độ axit cao. Vi khuẩn HP sẽ tiết ra độc tố, gây tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Người bệnh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Ăn những đồ cay nóng, không hợp vệ sinh. Không ăn đúng giờ, sử dụng những chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Đau đại tràng sẽ xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, có thể đau vùng bụng hoặc đau tại một bộ phận cụ thể nào đó. Mức độ đau ở mỗi người không giống nhau, có thể là dữ dội hoặc âm ỉ.

  • Khá giống với đau dạ dày, có lúc đau dữ dội, lúc âm ỉ ở phần dưới rốn.
  • Tình trạng đau có thể giảm đi khi đi đại tiện, nhưng càng đau khi người bệnh bị táo bón.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng lại khó đi, phân có thể chứa máu, mủ hay cả chất nhầy.

So với đau dạ dày, nguyên nhân của đau đại tràng ở mức độ nhẹ hơn:

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Người bệnh bị đau đại tràng khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột. Chúng sinh tồn, phát triển, gây ra những tổn thương đại tràng trong đường ruột.
  • Mắc bệnh Crohn: Đây là một căn bệnh viêm ruột mạn tính. Tình trạng có thể xảy ra ở phần nào của đường tiêu hóa hoặc đại tràng. Bệnh này khiến người bệnh trở nên đau bụng, tiêu chảy hoặc những triệu chứng khác liên quan đến đường ruột.
  • Táo bón: Đau đại tràng có thể xảy ra khi người bệnh bị táo bón trong thời gian dài.
  • Bệnh lao: Những người mắc bệnh lao thực quản, lao phổi… sẽ rất dễ bị đau đại tràng. Lúc này đau đại tràng bởi sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn lao trong cơ thể.

 

Khi người bệnh bị đau dạ dày, sử dụng những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày và kháng sinh trong thời gian dài để điều trị bệnh. Người bệnh sẽ có nguy cơ bị viêm đại tràng hoặc viêm niêm mạc đại tràng. Bởi những lý do sau:

  • Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày: Khiến cho vị trong dạ dày bị kiềm hóa, nghĩa là độ pH >4.5. Sẽ khiến cho khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại đi qua dạ dày giảm xuống. Đặc biệt những vi khuẩn gây ra các vấn đề đường ruột nghiêm trọng như vi khuẩn Clostridium Difficile. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ đi xuống đại tràng sinh tồn và phát triển, khiến người bệnh vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng do nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng kháng sinh: Để tiêu diệt vi khuẩn HP trong điều trị đau dạ dày cũng đồng thời tiêu diệt đi số lượng lớn lợi khuẩn, tạo điều kiện sinh sôi hại khuẩn trong đường ruột. Vì thế sử dụng kháng sinh làm phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên trong đường ruột. Những hại khuẩn có thêm điều kiện phát triển mạnh mẽ, gây rối loạn, viêm đau đại tràng.

Vì thế, quá trình sử dụng thuốc trong điều trị đau dạ dày sẽ vô tình dẫn tới đau đại tràng. Gây nên tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.

 

Có thể nhận thấy rằng, việc vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là bởi sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của 2 loại bệnh khi điều trị không kịp thời, không đúng cách. Vì vậy, cần điều trị bệnh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra hoặc ảnh hưởng đến bệnh còn lại.

Đối với đau dạ dày sẽ có thể gồm:

  • Thuốc trị axit dạ dày: Giúp giảm, trung hòa axit có trong dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Hỗ trợ việc cân bằng axit dịch vị dạ dày, giảm đau.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Làm giảm lượng axit trong dạ dày bởi cách ức chế hoạt động bơm của các tế bào axit trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế Histamin H2: Loại thuốc này cũng giảm axit trong dạ dày, được chỉ định sử dụng lúc thuốc kháng axit không đạt hiệu quả.
  • Thuốc điều trị vi khuẩn HP: Đây là sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Nhằm hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP, cải thiện những triệu chứng của bệnh như đau nhức, buồn nôn…

Đối với đau đại tràng có thể gồm:

  • Thuốc kháng sinh: giúp tiêu diệt vi khuẩn, trị nhiễm trùng,kháng lao, kháng nấm, chống ký sinh trùng…
  • Thuốc điều trị tiêu chảy, chống co thắt, giảm đau đại tràng…

Việc lựa chọn bất kỳ loại thuốc nào để phục vụ trong quá trình điều trị đều cần sự thông qua của bác sĩ, những người có chuyên môn để bệnh tình được xử lý đúng.

Đây là phương pháp được áp dụng khi người bệnh đau dạ dày và đau đại tràng ở mức độ nặng, không được cải thiện khi dùng thuốc. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về phẫu thuật, can thiệp y khoa khác nhau để có thể kiểm soát, phòng ngừa bệnh. Có thể là truyền dịch, xạ trị, hóa trị…

Ngoài ra, phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà người bệnh có thể nội soi để cắt ⅔ hoặc toàn phần. Sau đó, tiến hành khâu dạ dày với tá tràng để phục hồi lại chức năng của tiêu hóa.

Để ngăn ngừa những nguy cơ vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, việc xây dựng chế độ ăn uống cũng đóng vai trò khá quan trọng. Người bệnh có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống khi phát hiện bệnh cho phù hợp. Cụ thể, cần chú ý tới những vấn đề sau khi mắc bệnh:

Thực phẩm nên ăn:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng lượng chất xơ, vitamin, giảm nguy cơ táo bón. Rau phải được nấu chín, trái cây phải gọt bỏ vỏ.
  • Uống nước hàng ngày để tránh mất nước, tốt cho quá trình đi vệ sinh.
  • Nên tập trung vào những thực phẩm có khả năng trung hòa axit, bảo vệ được niêm mạc dạ dày cũng như đại tràng như: ngũ cốc, đậu bắp, khoai lang…
  • Ăn những thực phẩm mềm, hấp, luộc…
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực phẩm không nên ăn:

  • Tránh những thức ăn làm tăng tiết axit dịch vị như: cam, quýt, mơ, khế chua…
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm về sữa, dễ gây dị ứng vì chứa nhiều đạm.
  • Tránh những thức uống có gas, chất kích thích.
  • Hạn chế sử dụng những loại gia vị chứa nhiều chất kích thích như: hành, tỏi, mù tạt…
  • Không ăn thực phẩm quá mặn, bởi khi đó axit trong dạ dày sẽ tăng, gây ra những cơn đau dữ dội.
  • Không sử dụng thức ăn sẵn, không rõ nguồn gốc để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Để giúp làm giảm những cơn đau nhẹ khi người bệnh vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, người bệnh có thể sử dụng những mẹo dân gian sau:

  • Chườm ấm: Sử dụng túi chườm, áp trực tiếp vào vùng bụng bị đau. Nhiệt độ ấm sẽ có tác dụng trong quá trình lưu thông khí huyết, giảm đau.
  • Massage bụng: Dùng lòng bàn tay nhẹ nhàng xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng dầu để tăng khả năng giảm đau.
  • Mật ong: Sử dụng một thìa cà phê mật ong hòa tan với khoảng 70ml nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc trước lúc đi ngủ để đạt được công dụng giảm đau mong muốn.
  • Tinh bột nghệ: Đây là một loại dược liệu có công dụng cao trong điều trị vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng. Thành phần curcumin có trong nghệ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP, tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng đau. Pha tinh bột nghệ với nước ấm, có thể thêm mật ong để tăng công dụng.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thể nắm được thông tin về tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng do đâu. Khi có những triệu chứng ban đầu, người bệnh cần đến những cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có những phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng trên, đừng ngần ngại để lại thông tin phía bên dưới. Đội ngũ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn tại Dược D-Medic sẽ liên hệ để tư vấn tận tâm, hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *