Đau Thượng Vị Do Đâu? Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì?

đau thượng vị - TITALI D-Medic

Khi nhắc đến đau thượng vị, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bệnh lý về dạ dày. Nhưng không chỉ mỗi bệnh đau dạ dày, nó còn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở bụng dưới, lan tới sau lưng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng Dược D-Medic tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị của loại bệnh này là như thế nào.

đau thượng vị - TITALI D-Medic
Đau thượng vị do đâu? – TITALI D-Medic

Thượng vị là phần nằm trên rốn, dưới mũi xương ức. Triệu chứng đau vùng thượng vị thường gặp nhất là ợ hơi, chủ yếu xảy ra sau khi ăn, nhất là sau khi ăn cay,…hoặc uống nhiều rượu-bia. Đau vùng thượng vị có thể đau quặn, buốt, âm ỉ và kèm theo ợ hơi, hoặc trong trường hợp viêm tụy cấp, người bệnh có thể đau nhói như dao cắt. Có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ trong khoảng độ tuổi từ 25 đến 35.

Đau thượng vị là vị trí thường gặp của bệnh đau dạ dày, tuy nhiên cũng là nơi xuất phát cơn đau của những bệnh lý nguy hiểm khác nếu kèo theo những triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, suy nhược cơ thể, tiêu chảy…

 

Cơn đau có thể xuất hiện vào các buổi trong ngày tùy vào nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:

  • Đau về buổi đêm: Do dịch vị acid dạ dày tiết ra nhiều, cùng với thức khuya, căng thẳng. Dễ gây viêm loét niêm mạc dạ dày và gây ra cơn đau.
  • Đau khi đói: Khi đói, dịch vị dạ dày khiến bao tử có cảm giác xót bụng. Hoặc cảm thấy đau hơn nếu như bạn đã bị loét.
  • Đau sau khi ăn: Thức ăn ma sát các vết loét, gây ra cơn đau

Vị trí cơn đau thường xuất hiện ở những vùng như:

  • Từ trên vùng ổ bụng lan ra sau lưng
  • Đau vùng trên ổ bụng phía bên trái
  • Đau trên ổ bụng phía bên phải

 

  • Trào ngược dịch vị axit: Đây là nguyên nhân cơ bản nhất. Hiện tượng trào ngược axit xảy ra từ thực quản, tạo thành những cơn ho khan, ợ chua, nóng rát vùng cổ họng. Lâu dần gây nên đau thượng vị dạ dày.
  • Viêm dạ dày mạn tính: Viêm dạ dày mạn tính xảy ra bởi người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm, stress kéo dài… từ đó phát sinh ra những cơn đau thượng vị, xảy ra khi đói hoặc vào buổi đêm. Những cơn đau âm ỉ, nóng rát, khó chịu kèm theo những triệu chứng ợ hơi, buồn nôn…
  • Loét dạ dày: Những vết loét dạ dày ban đầu sẽ có khả năng tự lành, nhưng nếu với những vết loét nặng, nó sẽ biến chứng thành những bệnh lý khác như ung thư dạ dày, thủng dạ dày… Và gây ra những cơn đau thượng vị dạ dày đi kèm theo đó là ợ hơi, nóng rát cổ họng.
  • Thủng dạ dày: Thủng dạ dày do biến chứng lâu ngày của viêm loét dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Người thủng dạ dày thường sẽ có những cơn đau thượng vị liên tục, đột ngột, có xu hướng tăng lên gây khó chịu cho người bệnh.
  • Giun chui vào ống mật: Giun từ ruột non, ngược lên tá tràng, vào ống mật và túi mật làm ảnh hưởng tới chức năng của ống mật. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau bụng thượng vị vật vã, quằn quại, kèm theo đó là những triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Mang thai: Những cơn đau nhẹ ở vùng thượng vị trong khi mang thai nhiều người mắc phải bởi trào ngược axit dạ dày, áp lực của tử cung khi thai nhi phát triển. Ngoài ra, khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể tăng cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị ban đêm.
  • Sử dụng chất kích thích: Thường xuyên sử dụng những chất kích thích có khả năng làm viêm nhiễm niêm mạc dạ dày, tạo nên những cơn đau tức thượng vị âm ỉ và dữ dội, một số trường hợp còn kèm theo buồn nôn.
  • Ăn quá no hoặc quá nhiều: Dù dạ dày có khả năng co giãn linh hoạt nhưng nếu phải tiêu hóa một lượng thức ăn quá nhiều vào một thời điểm, sẽ tạo áp lực cho những cơ quan khác, gây đau thượng vị.
Đọc thêm:
Cách Chữa Đau Thượng Vị Nhanh Nhất Tại Nhà Hiệu Quả

Các triệu chứng đi kèm gồm những dấu hiệu sau:

  • Đau vùng thượng vị từng cơn: Những cơn đau sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng lại xảy ra nhiều lần trong ngày. Những cơn đau thắt từ rốn ra sau lưng, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Đau kèm ợ chua, buồn nôn:  Bởi lúc này dạ dày liên tục tiết axit, tạo áp lực cho ổ bụng và gây nên những triệu chứng kèm theo như đau thượng vị buồn nôn hay ợ chua.
  • Đau âm ỉ: Đây là cơn đau gặp nhiều nhất ở người bệnh, kéo dài 15-20 phút nhưng hay lặp lại. Đặc biệt là những lúc cơ thể quá đói, ăn quá no, hoặc vận động quá sức.
  • Nóng rát: Dạ dày tiết dịch vị, tiêu hóa thức ăn sẽ khiến vùng thượng vị sinh nhiệt, tạo cảm giác nóng rát. Triệu chứng này khiến người bệnh sẽ có cảm giác chướng bụng, mệt mỏi.
  • Vùng thượng vị đau nhói, đau quặn: Triệu chứng này thường xảy ra nhưng không kéo dài, vì vậy một số người trở nên chủ quan và không có phương pháp điều trị sớm.
  • Chướng bụng, khó tiêu: Cơn đau kèm với chứng chướng bụng, khó tiêu thì có thể bạn đang gặp các bệnh lý về dạ dày. Khi dạ dày không khỏe, khả năng tiêu hóa thức ăn cũng không tốt, khiến người bệnh cảm giác chướng bụng và khó tiêu.

 

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh về hệ tiêu hóa. Các bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi phát hiện ra triệu chứng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế và làm xét nghiệm để chẩn đúng bệnh và điều trị kịp thời. Tránh chủ quan để phát hiện bệnh lý kịp thời.

Đọc thêm:
Đau Thượng Vị Uống Thuốc Gì Hiệu Quả, Nhanh Hết?

Đau thượng vị xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, để điều trị căn bệnh này nhanh chóng và triệt để thì người bệnh phải khắc phục những thói quen không tốt. Đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ lối sống không lành mạnh. Đồng thời, người bệnh cũng nên tham khảo các mẹo xử lý cơn đau để có thể áp dụng khi cần thiết. Sử dụng các phương pháp sau để chấm dứt cơn đau gồm:

Đây được coi là một cách chữa đau dạ dày tốt và được nhiều người áp dụng. Người bệnh có thể sử dụng những nguyên liệu này nếu bệnh đau dạ dày là nguyên nhân cơ bản gây ra cơn đau thượng vị ở vùng bụng trên.

Cách thực hiện:

Mỗi sáng thức dậy khi bụng đói, bạn trộn 1 thìa mật ong nguyên chất với 1/2 thìa bột nghệ. Hòa tan hỗn hợp vào nước ấm và uống. Lưu ý rằng bạn có thể uống nhiều nước âm ấm.

Các thành phần trong nước vo gạo tạo thành một lớp màng giúp hạn chế axit trào ngược.

Cách thực hiện:

Người bệnh có thể đun sôi cơm và rút nước vo gạo khi cơm sôi khoảng 200-250ml. Đồng thời, người bệnh nên uống nước vo gạo khi còn ấm.

Trong trường hợp bạn chưa biết, sữa chua là một trong những thực phẩm giúp giảm đau hiệu quả, đặc biệt là đối với những cơn đau bụng trên. Nếu cơn đau thượng vị xuất hiện đột ngột, người bệnh có thể ăn ngay một ly sữa chua để chấm dứt cơn đau.

Cuối cùng là trà quế mà nhiều người đã quá quen thuộc trong giảm đau. Những người thường xuyên bị đau thượng vị có thể sử dụng trà quế bằng cách đun sôi sau đó cho vào nước khoảng 3 phút cho đến khi sôi.

 

Đau thượng vị là một loại bệnh lý về đường tiêu hóa, gặp phổ biến ở mọi lứa tuổi độ tuổi. Nó đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy tình trạng bệnh mỗi người để có mẹo xử lý bệnh phù hợp.

Trên đây là những thông tin chi tiết và một số mẹo mà Dược D-Medic đã rút ra được. Hãy để lại thông tin phía dưới nếu có thắc mắc gì, đội ngũ Dược D-Medic sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến bệnh tình của bạn.

[gap]

[accordion]

[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]

1. What’s Causing My Epigastric Pain and How Can I Find Relief?

https://www.healthline.com/health/epigastric-pain

[/accordion-item]

[/accordion]
[block id=”2090″]

Đọc thêm:
Bệnh dạ dày gồm những bệnh gì? Có để lại biến chứng nguy hiểm không?
21 Nguyên nhân đau dạ dày và làm bệnh tình nghiêm trọng
Triệu chứng đau dạ dày thường gặp và triệu chứng đau bao tử nặng điển hình.
Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu? Vị trí đau dạ dày nói lên những điều gì?
5/5 – (1 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *