Đau dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa, vì vậy chế độ ăn uống phải được đảm bảo tuyệt đối để bệnh không trở nên trầm trọng hơn. Đau dạ dày uống cafe được không là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày hiện nay! Hãy cùng giải đáp thắc mắc ở bài viết dưới đây cùng Dược D-Medic.
Tác dụng của cafe
- Cà phê có chứa các hormone như: cortisol, epinephrine… Các hoạt chất này rất tốt trong việc cải thiện lưu lượng máu lên não, chống stress, tăng nhịp tim, giúp người uống cảm thấy vui vẻ hơn.
- Chất caffeine có trong cà phê cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến hệ thần kinh, mắt và các giác quan của con người, giúp cơ thể tỉnh táo hơn và hoạt động thần kinh mạnh mẽ, nhạy bén.
- Những công dụng này đã khiến cà phê trở thành thức uống quen thuộc và lựa chọn hàng đầu trong chế độ hằng ngày của bất kỳ ai.
Đau dạ dày uống cafe được không?
Các nhà khoa học cho biết những người uống cà phê có nguy cơ bị đau dạ dày cao gấp 3 lần so với người bình thường. Một số nghiên cứu đã khẳng định vị đắng của cà phê có khả năng kích thích quá trình sản xuất axit trong dạ dày, gây ra triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu…
Uống cà phê khi bụng đói đặc biệt có hại vì không có thực phẩm nào ngăn cản axit caffeic gây hại niêm mạc dạ dày, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng. Với việc sử dụng cafe kéo dài, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm: 10+ Cách Giảm Đau Dạ Dày Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất
6 lý do mà người đau dạ dày không nên uống cafe
Uống một tách cà phê mỗi ngày có thể giúp con người tỉnh táo, tiếp thêm năng lượng cho công việc. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng cà phê chứa nhiều chất kích ứng có hại cho dạ dày, tìm hiểu thêm đau dạ dày uống cafe được không trong bài dưới đây:
1. Cà phê chứa Axit Chlorogenic gây loét dạ dày
Chất này gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi bụng người bệnh đói. Khi niêm mạc dạ dày bị kích thích, mọi người có thể cảm thấy buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau nhói… Thậm chí, vết loét rất khó điều trị nếu người bệnh tiếp tục sử dụng cà phê.
2. Hợp chất Tanin gây thiếu máu dạ dày
Tanin là một loại chất thuộc Polyphenol. Chúng có thể gây ra sự hấp thụ sắt trong cơ thể con người. Khi các chất dinh dưỡng trở nên khó hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng giảm đi dẫn đến tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng cụ thể là dạ dày.
Nếu bệnh nhân bị thiếu máu kéo dài, bệnh sẽ biến chứng thành viêm loét dạ dày tá tràng rất nguy hiểm.
3. Caffein gây thủng dạ dày
Thành phần này kích thích não bộ và hệ thống thần kinh trung ương khiến con người cảm thấy tỉnh táo, bình tĩnh và thoải mái hơn. Tuy nhiên, lạm dụng caffeine sẽ làm tăng tiết dịch vị dạ dày.
Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp sữa và cà phê còn gây tổn thương nhiều hơn do niêm mạc bị loét. Tình trạng này có thể dẫn đến thủng dạ dày và co thắt cơ bụng ở người bệnh.
Xem thêm: Người Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không? Nên Uống Những Loại Sữa Nào?
4. Gây khó tiêu
Thành phần trong cà phê làm giảm hấp thu magie. Nó là một trong những chất có tác dụng rất quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa và dạ dày của cơ thể.
Việc thiếu thành phần này dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa xuất hiện sớm hơn. Bệnh nhân đau dạ dày vì thế bị ăn uống khó tiêu, viêm hành tá tràng, viêm loét dạ dày gây cản trở quá trình hồi phục sức khỏe.
5. Đi tiểu nhiều
Trên thực tế, cà phê hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu cho cơ thể con người. Uống nhiều cà phê sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn bị mất nước nhiều hơn và có nguy cơ bị táo bón, điều này làm suy giảm quá trình trao đổi chất và gây áp lực co bóp dạ dày.
6. Mất ngủ
Uống một lượng lớn cafe, nhất là vào ban đêm thường khiến bệnh nhân đau dạ dày mất ngủ, lo lắng. Các thành phần trong cà phê khiến thức ăn khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến não bộ, suy giảm quá trình trao đổi chất hoạt động hết công suất.
Do đó, cafe chứa nhiều hoạt chất có hại cho dạ dày và cơ thể con người. Nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn, bạn nên ngừng uống cà phê hàng ngày. Thay vào đó, hãy sử dụng thức uống tốt cho cơ thể, giảm đau dạ dày hiệu quả.
Xem thêm:Đau Dạ Dày Nên Làm Gì? 9 Điều Nên Làm Khi Đau Dạ Dày
Cách uống cafe cho người đau dạ dày
Nếu bạn là tín đồ của thức uống hấp dẫn này, nhưng đang gặp các vấn đề về dạ dày. Thì một số gợi ý sau sẽ giúp cho bạn có thể thưởng thức cà phê nhưng ít ảnh hưởng tới dạ dày nhất:
- Thay cà phê truyền thống bằng cà phê cold brew. Cold brew là loại cà phê chiết xuât lạnh, lượng axit và caffeine được chiết xuất ra rất ít. Vì thế phù hợp hơn cho người gặp vấn đề đau dạ dày.
- Sử dụng cà phê màu tối sẽ chứa ít axit hơn hạt cà phê sáng màu.
- Không uống cà phê khi bụng đói
- Nên uống sau giờ ăn trưa, vì lúc này sẽ giúp cơ thể giảm hấp thu caffeine
- Uống chậm rãi, từ từ sẽ giúp dạ dày cảm thấy thoải mái hơn.
Xem thêm: Đau Dạ Dày Uống Gì Tốt? 10 Loại Đồ Uống Tốt Cho Dạ Dày
Nên uống gì thay cho cafe và tốt cho sức khỏe
Qua những phân tích trên, có lẽ bạn đọc đã nhận được câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày uống cafe được không. Đặc biệt là những đối tượng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày và càng phải thận trọng hơn đối với trường hợp xung huyết dạ dày. Vậy đau dạ dày uống gì nhanh khỏi? Dược D-Medic đã liệt kê một số thức uống tốt cho hệ tiêu hóa, dễ hấp thu, tốt cho dạ dày sau:
1. Nước ép cà rốt
Loại nước ép này rất hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Trong thành phần của cà rốt có chứa nhiều beta-caroten. Khi cơ thể hấp thụ đủ chất này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, do cà rốt có tính kiềm nên trung hòa axit dư thừa, giúp khắc phục triệu chứng ợ chua.
Chuẩn bị: Rửa sạch và thái lát cà rốt tươi còn nguyên vỏ. Cho vào nồi và đun sôi với khoảng 4 cốc nước. Sau đó nạo cà rốt, vắt lấy nước cốt và uống nóng.
2. Trà gừng mật ong
Gừng có tính kháng viêm, kháng khuẩn, trung hòa axit, khắc phục chứng đầy hơi, giảm ợ hơi… Kết hợp với mật ong càng làm tăng hiệu quả điều trị. Vì mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe nên nó cũng giúp chống viêm nhiễm và vi khuẩn.
Cách làm: Cho 5-6 lát gừng vào cốc nước nóng rồi đậy nắp lại. Sau khoảng 5 phút thì cho mật ong vào, dùng thìa khuấy đều và uống khi nước còn ấm. Ngoài ra, vắt thêm một ít nước cốt chanh sẽ tăng cường hiệu quả điều trị.
Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Giảm Đau Nhanh Chóng Nhất?
3. Nước cốt nghệ bồ công anh
Nước cốt nghệ bồ công anh chứa thành phần chiết xuất curcumin với hàm lượng cao, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất gan heo và những thành phần quý khác. Giúp chống viêm mạnh mẽ, cải thiện sức khỏe cơ thể và trí não. Hỗ trợ chữa trị viêm loét đại tràng, ngăn ngừa và ức chế tế bào ung thư, bảo vệ tăng cường chức năng gan mật.
Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng từ 1-2 gói để cải thiện vấn đề dạ dày. Tìm hiểu về nước cốt nghệ bồ công anh tại đây: Nước Cốt Nghệ Bồ Công Anh Gen Green
4. Nước lá bạc hà
Để tỉnh táo, bạn có thể thay cà phê bằng nước lá bạc hà the mát lạnh. Thành phần của lá bạc hà bao gồm các loại tinh dầu như menthone và menthol. Chúng đều là những hoạt chất có tác dụng kháng viêm ức chế cơ trơn dạ dày, ruột. Từ đó giúp giảm đau và có tính sát khuẩn mạnh. Vì vậy, nếu bạn bị đau bụng không biết uống nước gì thì có thể sử dụng nước lá bạc hà để làm nước ép.
Cách làm: Lấy lá bạc hà tươi rửa sạch. Cho chúng vào ấm, đun sôi trong nước, sau đó gạn lấy nước và uống. Ngoài ra, bạn có thể thêm tinh dầu bạc hà vào ly trà xanh.
5. Giấm táo
Axit nitric tự nhiên trong loại giấm này đảm bảo rằng hệ thống tiêu hóa của bạn có khả năng phân hủy tinh bột tốt hơn và kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, giấm táo có khả năng giữ cho vi khuẩn trong đường ruột của bạn khỏe mạnh.
Thực hiện: Cho 2-3 thìa giấm táo vào ly nước ấm hoặc lạnh, khuấy đều và uống. Với cách chữa bệnh này, người bệnh nên uống trước bữa ăn và uống thường xuyên để thấy được tác dụng.
6. Nước dừa nghệ vàng
Nước dừa nghệ vàng là một sự lựa chọn thay thế cho cà phê tốt cho dạ dày.Các nghiên cứu cho thấy nước dừa có chứa nhiều enzyme kháng khuẩn. Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, kali… nên khi kết hợp với nghệ vàng sẽ nâng cao hiệu quả.
Cách làm:
- Lấy một quả dừa tươi, cắt bỏ đầu, xỏ lỗ, cho lên bếp đun với lửa nhỏ. Sau khoảng 30 phút, đổ nước ra cốc và nạo cùi dừa để dùng.
- Chia lượng nước dừa thành 2 lần và uống trước bữa ăn khoảng 30 phút sẽ mang lại cho bạn hiệu quả như mong muốn.
- Nghệ vàng rửa sạch, giã nát ép lấy nước cốt. Uống nước nghệ lúc 4 giờ sáng, lấy gối kê lưng rồi đi ngủ tiếp, kết hợp dừa và nghệ theo cách này có thể giảm đau dạ dày rất tốt.
Tổng kết
Trên đây là những lưu ý với những người bị đau dạ dày mà trước đó thường sử dụng cafe, giải đáp thắc mắc đau dạ dày uống cafe được không. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thể nắm được thông tin cần thiết. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại thông tin phía dưới để được Dược D-Medic giải đáp hoặc liên hệ qua hotline 086 886 9948 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.
[gap]
[accordion]
[accordion-item title=”Tư liệu tham khảo”]
1. Foods That Help or Hurt Tummy Cramps
https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-pain-cramps-foods
[/accordion-item]
[/accordion]
[block id=”2090″]
Bệnh dạ dày gồm những bệnh gì? Có để lại biến chứng nguy hiểm không?
Đau Dạ Dày Là Gì? Đau Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không?
21 Nguyên nhân đau dạ dày và làm bệnh tình nghiêm trọng
Triệu chứng đau dạ dày thường gặp và triệu chứng đau bao tử nặng điển hình.
Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu? Vị trí đau dạ dày nói lên những điều gì?