Bị Viêm Mũi Họng Do Đâu? Cách Chữa Mau Hết Bệnh

Bệnh viêm mũi họng dễ xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều từng trải qua tình trạng của bệnh này nhiều lần trong đời. Bệnh thường diễn ra trong thời gian ngắn, khởi phát nhanh và không kéo dài. Bài viết sau đây Dược D-Medic sẽ tóm tắt về căn bệnh này cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa.

Viêm mũi họng là tình trạng viêm họng, hầu họng và niêm mạc mũi. Thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Các triệu chứng của bệnh bắt đầu mạnh mẽ nhưng thường không kéo dài, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, khiến khả năng phòng vệ của cơ thể giảm xuống.

Bác sĩ cũng có thể xem bệnh này là bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên hoặc viêm mũi hay viêm họng. Trong đời sống hằng ngày, thường được gọi với cái tên là cảm lạnh.

Đa số bị nhiễm bệnh viêm mũi họng là do virus gây ra và bệnh rất dễ lây lan. Có hơn 100 loại virus có thể gây ra cảm lạnh, trong đó nhóm rhinovirus là phổ biến nhất.

Ngoài ra, nhiễm một số vi khuẩn cũng có thể gây ra bệnh như Haemophilus influenzae, tụ cầu, phế cầu… Đáng chú ý nhất là nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes), bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Có một số ít trường hợp có thể bị viêm đường hô hấp trên do nhiễm nấm, như Candida. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác:

  • Do thay đổi thời tiết đột ngột, các thời điểm giao mùa…
  • Do bị kích ứng với khói xe, khói thuốc lá, bụi bẩn, hơi hóa chất…
  • Dị ứng với dị nguyên như phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm…

Phần lớn bệnh viêm mũi họng xảy ra là do nhiễm virus. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi nhiễm bệnh. Thời gian diễn biến của bệnh có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày, có đôi khi diễn biến sẽ lâu hơn. Người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Hắt xì
  • Ho
  • Đau rát họng
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Sốt nhẹ
  • Chảy dịch mũi sau

Nước mũi có thể trở nên đặc quánh và có màu hơi vàng hoặc màu xanh. Những triệu chứng này tuy không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng về sau, nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Trường hợp người bệnh có các dấu hiệu sau thì có khả năng bị viêm mũi họng do nhiễm liên cầu khuẩn:

  • Họng đỏ
  • Sưng amidan
  • Có xuất tiết dịch trắng
  • Sưng và đau hạch ở cổ
  • Sốt trên 38,5ºC

Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần đến tham khác bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh viêm mũi họng do nhiễm liên cầu khuẩn khá nguy hiểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm khớp cấp, thấp tim.

Trẻ sơ sinh và trẻ em thường là đối tượng dễ bị viêm mũi họng cao hơn các nhóm đối tượng khác. Đặc biệt, khi trẻ đi học rất dễ nhiễm bệnh vì virus rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch bắn lên đồ vật.

Trường hợp những đối tượng có hệ miễn dịch yếu cũng có nguy cơ nhiễm virus và khởi phát bệnh cao. Để phòng ngừa nhiễm bệnh, bạn hãy rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào các đồ vật như tay nắm cửa, bàn ghế…

Ngoài ra, các yếu tố khác như thay đổi thời tiết (mưa ẩm, thời tiết lạnh), khói bụi, khói thuốc lá…cũng khiến cho bệnh dễ bùng phát.

Bệnh viêm mũi họng do virus không thể chữa trị khỏi bằng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Các biểu hiện của bệnh sẽ được cải thiện dần dần trong vài ngày chỉ với việc nghỉ ngơi điều độ và uống nhiều nước. Có thể bác sĩ chỉ định một số loại thuốc không cần kê toa để giảm đau và giảm triệu chứng giảm khó chịu cho bệnh nhân.

  • Thuốc giảm đau, như pseudoephedrine
  •  Thuốc kháng histamin
  •  Thuốc kháng viêm không steroid
  •  Hoạt chất làm loãng chất nhầy
  • Thuốc làm dịu cơn đau họng
  • Thuốc trị ho
  •  Thuốc bổ bổ sung kẽm
  • Thuốc xịt mũi
  • Thuốc kháng virus

Nếu xác định người bệnh bị bội nhiễm hoặc viêm mũi họng cấp do vi khuẩn thì bệnh nhân cần được cho sử dụng kháng sinh sớm, đủ liều và đúng liệu trình.

Để phòng tránh mắc bệnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khô gốc cồn.
  • Khử trùng các vật dụng thường xuyên chạm tay vào như: điện thoại, đồ chơi, tay nắm cửa, vòi nước…
  • Khi ho, hắt hơi nên lấy khăn giấy hoặc dùng khuỷu tay chặn lại, tránh virus lây lan ra môi trường xung quanh.
  • Hằng năm nên tiêm phòng cúm đầy đủ
  • Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch.
  • Giữ ấm cơ thể và nên uống nhiều nước.

Đừng để bệnh viêm mũi họng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn, hãy biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Bạn cần tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nhớ rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với các đồ vật bẩn, trước khi ăn và sau khi vệ sinh… Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại thông tin, Dược D-Medic sẽ giải đáp thắc mắc miễn phí.

Đăng ký tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn tại Dược D-Medic. Miễn phí 100%

Bạn đang xuất hiện những triệu chứng về bệnh nhưng chưa biết hỏi ai? Bạn đang cần lời khuyên, tư vấn từ chuyên gia sức khỏe?

Chỉ cần gọi ngay đến số Hotline 086 886 9948

Hoặc để lại thông tin, chuyên gia sức khỏe tại Dược D-Medic sẽ gọi đến cho bạn!

    4.7/5 - (4 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *