Viêm Xoang Có Mùi Thối Do Đâu? Làm sao để hết? Có nguy hiểm không?

Viêm xoang có mùi thối gây mặc cảm và khó chịu cho người bệnh cũng như người xung quanh. Khiến người bệnh ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Bạn cảm thấy nước mũi chảy xuống họng có mùi hôi thối, hơi thở có mùi hôi như mùi trứng thối. Liệu những triệu chứng này có nguy hiểm hay không, lỗ mũi có mùi hôi thối là bệnh gì? Tại sao lỗ mùi có hôi? Dịch mũi có mùi hôi bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng Dược D-Medic tìm hiểu nguyên nhân tại sao lỗ mũi có mùi hôi khi viêm xoang tại bài viết sau.

Viêm xoang có mùi thối - DFOLI
Viêm xoang có mùi thối do đâu? – DFOLI

Viêm xoang mũi có mùi hôi xảy ra khi các xoang bị viêm do viêm niêm mạc mũi viêm sưng lên làm dịch xoang không tự thoát ra ngoài được, gây tắc nghẽn và ứ đọng dịch mũi.

Viêm xoang hình thành dịch mủ thì gọi là viêm xoang cấp mủ. Khi dịch mủ không được thoát ra được, vi khuẩn sẽ phát triển và phân hủy các chất trong mủ, tạo ra các hợp chất gây mùi hôi như axit béo và các hợp chất lưu huỳnh. Gây mũi và nước mũi có mùi hôi tanh như trứng thối. Nước mũi có màu vàng có mùi hôi hoặc màu xanh.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng viêm xoang không phải lúc nào cũng làm cho các xoang bị tắc nghẽn, và cũng không phải lúc nào cũng gây ra mùi hôi. Viêm xoang cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm xoang mạn tính, viêm xoang cấp tính hoặc viêm xoang do dị ứng. Do đó, việc chẩn đoán đúng nguyên nhân của viêm xoang rất quan trọng để điều trị đúng cách và hiệu quả.

Viêm xoang có gây hôi miệng hay không?

  • Bệnh viêm xoang: Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống xoang của mũi. Nếu bị viêm xoang mủ, sẽ tạo ra một lượng lớn mũi dịch mủ và dịch tiết khác, khiến cho mũi có mùi hôi.
  • Polyp mũi: Polyp mũi là một khối u mềm, không ác tính, thường xuất hiện trên niêm mạc xoang của mũi. Nếu polyp mũi không được điều trị kịp thời, nó có thể lây lan và phát triển đến các vùng khác của mũi, gây ra mùi hôi.
  • Viêm tiền đình mũi: Tiền đình mũi là một vùng nhạy cảm trên mũi, khi bị viêm nhiễm, nó có thể gây ra sự kích thích cho các dây thần kinh, khiến mũi có mùi hôi. Đó là lý do lý giải cho tình trạng cánh mũi có mùi hôi và gỉ mũi có mùi hôi.
  • Chảy dịch mũi sau: Chảy dịch mũi sau (postnasal drip) là hiện tượng khi dịch tiết từ mũi chảy xuống họng, thường gây ra cảm giác khó chịu và mùi hôi trong miệng. Gây ra tình trạng nước mũi chảy xuống họng có mùi hôi.
  • Sỏi Amidan: Sỏi Amidan là một tình trạng khi các cục sỏi nhỏ tích tụ trên amidan. Nếu không được điều trị, sỏi amidan có thể gây ra mùi hôi và các vấn đề khác liên quan đến hệ thống hô hấp.
  • Sâu răng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mùi hôi miệng. Khi sâu răng phát triển, nó có thể tạo ra một số vi khuẩn gây mùi hôi miệng.
  • Bệnh ung thư mũi xoang: Tuy là nguyên nhân hiếm gặp nhưng ung thư mũi xoang có thể gây ra mùi hôi miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác gây ra mùi hôi miệng như viêm dạ dày, các vấn đề về khoang miệng.

Viêm xoang mủ có mùi hôi thối thường đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, đau mặt, đau họng, khó thở và mất mùi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị ho, đau họng và có cảm giác nhức mỏi toàn thân. Khi bệnh tái phát hoặc nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi và đau đầu nghiêm trọng.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm phổi. Do đó, khi có các triệu chứng này, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám và điều trị đúng cách để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Viêm xoang có mùi hôi nguy hiểm không?

Viêm xoang mũi có mùi thối sẽ nguy hiểm nếu không được điều trị ngay. Cảnh báo rằng bệnh viêm xoang đang chuyển biến nặng hơn và nguy hiểm hơn. Vì u mủ viêm nhiễm, sẽ lây nhiễm nhanh sang các vùng khác nếu không điều trị ngay. Gây ra các biến chứng viêm nhiễm lên hốc mắt gây giảm thị lực, các vấn đề nội sọ nguy hiểm sau:

  • Viêm tổ chức quanh hốc mắt: viêm túi lệ, nhiễm trùng túi lệ,…
  • Ảnh hưởng mắt, thị lực: Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, gây tối mắt, suy giảm thị lực, mù lòa, suy giảm nhận biết màu sắc,…
  • Các vấn đề nội sọ: viêm màng não, áp xe não, động kinh, não úng thủy,…

Biến chứng viêm xoang có mùi thối còn gây nên các vấn đề khác như:

  • Ảnh hưởng đến giao tiếp: viêm xoang có mùi thối khiến mùi phát ra từ hốc mũi và miệng khiến người bệnh mất tự tin, ngại nói chuyện với người khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự gắn kết trong các mối quan hệ, công việc.
  • Viêm họng mạn tính: dịch mủ xuất hiện nhiều, chảy xuống họng còn có thể gây ra bệnh viêm họng mạn tính với các triệu chứng ngứa rát khó chịu.
  • Viêm amidan: dịch hôi từ mũi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, khi dịch mũi chảy xuống họng, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm amidan
  • Viêm dạ dày: dịch mũi thường bài tiết xuống dạ dày và hòa tan tại dạ dày. Tuy nhiên dịch mũi chứa vi khuẩn, là nguy cơ gây nên tình trạng viêm dạ dày.

Vì thế, viêm xoang có mùi thối là báo hiệu bạn cần điều trị ngay lập tức. Vì ngoài gây ra tình trạng lỗ mũi có mùi hôi còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Đó cũng là nguyên nhân vì sao viêm xoang để lâu lại gây ra các bệnh lý liên quan khác như viêm họng, viêm dạ dày,…

Tình trạng viêm xoang có mùi thối chỉ có thể biến mất hoàn toàn khi bệnh viêm xoang được điều trị triệt để. Vì thế cách khắc phục là phải điều trị xoang tận gốc, đưa được dịch mủ ra ngoài mới chấm dứt tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, một số phương pháp sau sẽ giúp khắc phục tình trạng này để giảm mùi hôi tanh mũi.

Một số nguyên liệu từ tự nhiên sẽ giúp ngăn mùi hôi do viêm xoang, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Sử dụng lá bạc hà: trong lá bạc hà có nhiều tinh dầu thơm và những thành phần có tính kháng khuẩn, chống viêm. Chính vì thế mà bạc hà có tác dụng khử mùi rất tốt.
  • Nhai sống lá bạc hà: đem rửa sạch lá bạc hà với nước muối loãng và ăn trực tiếp.
  • Dùng nước lá bạc hà súc miệng: rửa sạch rồi giã lấy nước cốt, pha với khoảng 100ml nước ấm với 1 thìa nhỏ muối hạt để súc miệng 2 lần/ngày.
  • Sử dụng chanh tươi: chanh có chứa làm lượng acid cao với tác dụng diệt khuẩn rất tốt và có khả năng khử mùi hiệu quả.
  • Kết hợp chanh với muối: pha nước cốt chanh và muối để súc miệng mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng.
  • Chanh kết hợp với mật ong: ngâm lát chanh trong mật ong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó lấy lát chanh đã ngâm trong mật ong ra ngậm 2 lần/ngày.

Bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số loại thuốc cho viêm xoang như:

  • Thuốc xịt mũi thông thường: chlorzoxazone, naphazoline, pseudoephedrine…
  • Thuốc xịt mũi corticoid: beclomethasone, dipropionate, budesonide, triamcinolone acetonide…
  • Thuốc thông mũi đường uống:  ephedrine, phenylephrine…
  • Thuốc kháng sinh: cephalosporin, azithromycin, amoxicillin, erythromycin…

Tất cả các loại thuốc này cần phải sử dụng chỉ định cho từng đối tượng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh tác dụng phụ hay các phản ứng không mong muốn.

Nếu sử dụng thuốc Tây lâu ngày không khỏi, vì cơ chế thuốc Tây là điều trị nhanh ngọn bệnh, khiến tái đi tái lại, gây ra tình trạng mạn tính, nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Có thể xem xét đến các trường hợp sau:

  • Kháng thuốc hoặc kháng kháng sinh: sử dụng thuốc lâu ngày, vi khuẩn kháng được kháng sinh điều trị. Hoặc cơ thể không đáp ứng thuốc điều trị. Sử dụng thuốc Tây lâu ngày bị thêm đau dạ dày.
  • Tính chất công việc: tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, bụi ô nhiễm, lông chó mèo,…

Vì thế, điều trị xoang lâu ngày không khỏi, bạn nên đổi sang phương pháp khác như điều trị bằng thảo dược y học cổ truyền.

Vi khuẩn sẽ khó phân giải, thích nghi với cấu trúc phức tạp của thực vật. Vì thế vi khuẩn sẽ không kháng lại được kháng sinh thực vật từ thuốc đông y. Lành tính, đáp ứng điều trị với những bệnh nhân không đáp ứng điều trị được bằng thuốc Tây, không gây hại cho bao tử.

Thuốc xịt mũi DFOLI chuyên đặc trị các vấn đề về xoang mũi như viêm mũi, viêm xoang. Giúp giảm sưng niêm mạc mũi nhanh chóng, tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp mũi thông thoáng không còn tình trạng ứ động mủ hôi thôi. Thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính, hiệu quả nhanh chóng nhưng không để lại tác dụng phụ.

Để ngăn ngừa tình trạng viêm xoang có mùi thối. Đồng thời hỗ trợ cho việc điều trị được tốt hơn. Bạn cần chú ý đến một số phương pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Tích cực điều trị xoang càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế tiếp
  • Vệ sinh răng miệng và mũi đúng cách. Có thể dùng nước muối loãng để súc miệng, dùng nước muối sinh lý để rửa mũi.
  • Uống nhiều nước để làm loãng dịch mủ và tống chúng ra ngoài.
  • Tránh ăn quá nhiều thức ăn có tinh bột, đồ chiên rán hay thức ăn tái, sống.
  • Cần bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin C.
  • Xông hơi tinh dầu hoặc xông nước nóng. Giúp giảm lượng dịch mủ ứ đọng lâu ngày bên trong hốc xoang.
  • Xịt rửa mũi hàng ngày

Viêm xoang có mùi thối gây mặc cảm, mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe khác. Bạn cần xử lý và điều kịp thời và đúng cách để bảo vệ tốt sức khỏe của mình. Khi bị viêm xoang mũi có mùi hôi, cần sớm thăm khám và điều trị ngay.

Khi gặp tình trạng viêm xoang có mùi hôi khó chịu nhưng không biết phải làm thế nào. Đừng ngần ngại để lại thông tin để được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa Xoang – Mũi tại Dược D-Medic để được tư vấn miễn phí.

1. What causes a bad smell in the nose?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325596

2. Acute Sinusitis

https://www.healthline.com/health/acute-sinusitis3.

3. The clinical diagnosis of acute purulent sinusitis in general practice

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1314327/

Đăng ký tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn tại Dược D-Medic. Miễn phí 100%

Bạn đang xuất hiện những triệu chứng về bệnh nhưng chưa biết hỏi ai? Bạn đang cần lời khuyên, tư vấn từ chuyên gia sức khỏe?

Chỉ cần gọi ngay đến số Hotline 086 886 9948

Hoặc để lại thông tin, chuyên gia sức khỏe tại Dược D-Medic sẽ gọi đến cho bạn!

    4.8/5 - (6 bình chọn). Bình chọn nội dung bạn vừa đọc nếu bạn thấy mang lại giá trị.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *